Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khổng Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Tùng Anh Phạm
Xem chi tiết
Bảo Ngọcc
Xem chi tiết
Yell. owtea
Xem chi tiết
27. Bùi Trường Phát
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 2 2022 lúc 21:49

Giữa hai phần của bài thơ có nhiều nét giống nhau:

- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:

Thuật lại lời rủ rêThuật lại lời từ chốiNhững trò chơi do em bé sáng tạo ra.

- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

Bên cạnh đó thì giữa hai phần cũng có những điểm khác biệt:

- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1

- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.

Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, tò mo trước những điều bí ẩn, đẹp đẽ của thiên nhiên. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau. 

Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo.
Kim Ngân
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 7:33

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:

Tham khảo:

1,

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. 

2,

1. Xuất xứ

- Rút ra trong tập Thơ Thơ

- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:

1,

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2,

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

3,

* Ý nghĩa nhan đề:

– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.

– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.

=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

* Ý nghĩa lời đề từ:

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

4,

Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

"Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật."

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  

 

 

 

ha nguyen thi
Xem chi tiết
05.Nguyễn Huyền Diệp 7e
Xem chi tiết
05.Nguyễn Huyền Diệp 7e
17 tháng 11 2021 lúc 18:40

bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

Đoàn Dương Quỳnh San
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
27 tháng 4 2021 lúc 17:46

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Thể loại: Thơ 5 chữ (thể ngũ ngôn)

Khách vãng lai đã xóa
Hoàn cảnh sáng tác:1950 trong chiến dịch Biên giới,Bác Hồ trực tiếp ra trận chỉ huy. Thể thơ 5 chữ
Khách vãng lai đã xóa