Những câu hỏi liên quan
Tina
Xem chi tiết
Thư Phan
24 tháng 11 2021 lúc 21:46

Tham khảo

Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định. - Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

Thuật ngữ  được dùng trong trường hợp: để biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

VD: Thuật ngữ các môn học:

Thuật ngữ Toán học gồm : hàm số, số hạng, lũy thừa, tích số, đạo hàm, tích phân,...Thuật ngữ Văn học gồm : tác giả, chủ đề, đề tài, nhân vật trữ tình, thể loại văn học,... Thuật ngữ y học gồm : lâm sàng, điện tâm đồ, chẩn đoán, toa thuốc, định bệnh, hội chẩn,... 

Biệt ngữ xã hội dùng trong trường hợp  biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt

VD: Biệt ngữ của học sinh:

Từ "gậy" – chỉ điểm 1Từ "học gạo" – học nhiều, không chú ý tới những việc khácTừ " quay cóp"- nhìn tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm traTừ "trượt vỏ chuối"- chỉ việc thi trượt
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 6 2018 lúc 8:08

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 9 2017 lúc 16:28

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 10 2018 lúc 15:13

Cấp độ khái quát nghĩa của từ

Một từ có nghĩa rộng khi khi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của từ khác. Nghĩa hẹp của từ khi từ đó có phạm vi nghĩa được bao hàm trong nghĩa của từ khác

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Nam
13 tháng 2 2020 lúc 17:10

Giúp mk vs

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Diệu Linh
4 tháng 4 2020 lúc 10:41

NỘI DUNG :

- tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : những câu tục ngữ về thiên nhiên và lđsx đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nd  trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

Nghệ thuật :lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Tục ngữ về con người và xã hội :

Nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội  luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người phải có.Nghệ thuật: Những câu tục ngữ về con người và xã hội sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ làm tăng thêm giá trị biểu đạt. Nhiều câu tục ngữ mà có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dung Vu
Xem chi tiết
Võ Quang Huy
Xem chi tiết
fhusaaaahusfaaaaaaaaaaa
14 tháng 12 2019 lúc 19:52

Cốt truyện ; từ láy ;Hư cấu ; sử thi ; thi sĩ

khái niệm :

em tự làm phần này nhé !!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 9 2018 lúc 4:05

So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

- Nhân hóa là tả con vật, cây cối, đồ vật bằng từ ngữ dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng bằng khái niệm, tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự vật, hiện tượng gây ấn tượng, nhấn mạnh, tăng biểu cảm

- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

- Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị

Bình luận (0)
Minh Hiếu Vũ
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 15:40

Em tham khảo:

Ý 1:

 

* Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

- Ví dụ

   + Mẹ: bầm, u, má, 

   + tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …

* Biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

- Ví dụ

+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

Ý 2:

a, + Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

b, 

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

 

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

Tác dụng: Để phân biệt từ ngữ giữa các vùng miền

 

 

Bình luận (0)