Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích:
A. Đẽo cày giữa đường
B. Thạch Sanh
C. Sọ Dừa
D. Sự tích trầu cau
so sánh hình tượng nghệ thuật cây bút thần trong truyện cổ tích với hình tượng cây đàn thần trong truyện Thạch Sanh và tiếng sáo thần trong truyên Sọ Dừa
Tìm những cái không hợp lô-gíc trong những truyện cổ tích sau:
-Sọ Dừa
-Thạch Sanh
-Em bé thông minh
-Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tích mik nhé ^_^
Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
A – Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên
B - Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
C - Sọ Dừa; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo
D - Thạch Sanh; Sọ Dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng
C - Sọ Dừa; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo.
- Sọ Dừa: truyện cổ tích
- Em bé thông minh: truyện cổ tích
- Đeo nhạc cho mèo: truyện ngụ ngôn
C - Sọ Dừa; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo
C - Sọ Dừa ; Em bé thông minh ; Đeo nhạc cho mèo
Cốt truyện cổ tích thường phải có yếu tố hoang đường kì ảo.Cho biết yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện Sọ Dừa?Những yếu tố đó có tác dụng gì?
Việc sử dụng các yếu tố này có tác dụng là:
+ Làm câu chuyện trở nên hay hơn và thú vị hơn
+ Người đọc thêm yêu thích câu chuyện
+ Thể hiện được hình dáng, ngoại hình của các nhân vật
Em tham khảo:
Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:
Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
Vai trò của các yếu tố thần kì:
Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.
Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).
Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.
Các yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa là:
- Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
Những yếu tố đó có tác dụng :
Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.Hai câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn / Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" nhắc ta nhớ đến câu chuyện cổ nào?
A. Sự tích trầu cau và Sự tích ông bình vôi
B. Truyện Thánh Gióng và Cây tre trăm đốt
C. Sự tích ông bình vôi và Cây tre trăm đốt
D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng
Đáp án: D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng
nêu cảm nhận của em về bài thơ lụt bát:Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật thợ mộc trong truyện đẽo cày giữa đường (Không mạng nhé)
Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).
Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?
Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).
Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.
Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
- Các sự kiện chính trong tác phẩm:
Sự ra đời kì lạ của Thạch SanhGặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí ThôngThạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công. Vì sự kiện này thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh.
Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
- Sự thật thà chất phác (thay mẹ con Lí Thông đi canh miếu, kể lại sự việc đã giết đại bàng cho Lý Thông)
- Tài năng và sự dũng cảm (giết chằn tinh, đại bàng)
- Tấm lòng nhân đạo khoan dung, yêu hòa bình (tha cho mẹ con Lí Thông, tha cho mười tám nước chư hầu)
Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?
- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.
- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.
- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.
=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.
- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.
- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.
- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.
=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.
Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.
Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn kể lại những chiến công của Thạch Sanh - bênh vực người có công, tố cáo kẻ cướp công, nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, dứt khoát.
Câu 1: Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ.
Câu 2: Sự kiện chính trong Thạch Sanh:
+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.
+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.
+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.
+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.
+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.
- Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.
Câu 3: Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn.
- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:
+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.
+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.
Câu 4: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:
+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.
+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Câu 5: Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
Câu 6: Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.
1 NIÊU CƠM THẦN KÌ CỦA THẠCH SANH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÙNG TÊN CÓ Í NGHĨ J
2NEU Ý NGHĨA CHI TIẾT TIẾNG ĐÀN THẦN CỦA THẠCH SANH
3 CÁCH GIẢI ĐỐ CỦA E BE THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÙNG TÊN CÓ J ĐỘC ĐÁO
4 TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH CÓ J KHÁC VỚI NHỮNG TRUYỆN CỔ TÍCH MÀ EM ĐÃ TỪNG HỌC NHƯ THẠCH SANH SO DỪA
5 VIẾT 1 ĐOẠN VĂN NGẮN TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT E BÉ THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÙNG TÊN
GIÚP MÌNH VỚI
CẢM MƠN
1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:
- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.
- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.
2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:
- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục.
- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.
3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...
Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.
Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh:
- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.
- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.
- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.
- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.
=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.
4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ
- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.
- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.
5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.