Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Sương Nguyễn
Xem chi tiết
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
11 tháng 10 2017 lúc 17:24

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu… 

 Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.

Minh Vương
11 tháng 10 2017 lúc 17:27

@};- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
@};- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Duong
Xem chi tiết
Duong
Xem chi tiết
Ngọc Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
6 tháng 2 2022 lúc 10:13

D

ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
6 tháng 2 2022 lúc 10:13

D

Cao Tùng Lâm
6 tháng 2 2022 lúc 10:13

Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
KAITO KID
24 tháng 11 2018 lúc 20:17

Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.

     Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.

    Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.

Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.

Lê Hữu Phúc
24 tháng 11 2018 lúc 20:18

Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận ,nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc

Tập-chơi-flo
24 tháng 11 2018 lúc 20:31

"Truyện cổ tích thần kỳ"

Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa. Tuy đã ra đời từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhưng truyện cổ tích vẫn được lưu truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc với mỗi người.



Ngay từ thuở mới lọt lòng, chúng ta đều được nghe những câu chuyện cổ tích từ bà, từ mẹ. Những sự tích Trầu cau, Tấm Cám, chuyện Cây tre trăm đốt, nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng, chuyện anh chồng tội nghiệp trong Ai mua hành tôi... đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân Việt. Khác với thần thoại hay truyền thuyết, những nhân vật trong truyện cổ tích không phải là các vị thánh thần, những người khai sơn phá thạch, đội đá vá trời... mà là những nhân vật hết sức bình thường, quen thuộc trong đời sống của bà con nông dân như các dũng sĩ, người mồ côi, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Cũng vì thế mà truyện cổ tích được coi là một trong những thể loại văn học dân gian phản ánh rõ nét phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, ước vọng của người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân qua từng thời kì khác nhau.



Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn gửi gắm trong mỗi câu chuyện một bài học nhân sinh quý giá, về cách đối nhân xử thế, tình làng nghĩa xóm, chuyện anh em ruột thịt một nhà, lòng hiếu thảo với mẹ cha. Truyện cổ tích cũng răn dạy con người lẽ phải, lên án kẻ xấu, kẻ ác, những phường quan lại gian tham, bảo vệ cái tốt, cái thiện, những người biết sống vì người khác. CŨng chính vì những giá trị tốt đẹp này mà truyện cổ tích được người dân các thế hệ luôn gìn giữ, truyền lại để răn dạy cho con cháu.



Truyện cổ tích thần kỳ nằm trong Bộ sách "Tổng tập văn học dân gian người Việt" - bộ sách lần đầu tiên được biên soạn tương đối thống nhất về phương pháp, giới thiệu diện mạo văn học dân gian người Việt theo thể loại. Các thể loại tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, vè, ca dao được dành hai tập cho một thể loại. Ngoài ra còn có các thể loại: câu đố, truyện ngụ ngôn, giai thoại văn học, truyện nôm bình dân...


Các chuyên gia văn hoá của Viện Nghiên cứu văn hoá sưu tầm, chọn lọc các truyện cổ tích tiêu biểu nhất của Việt Nam với mong muốn "Khi từng quyển sách này đến tay bạn đọc, sau khi thưởng thức trí tuệ mẫn tiệp trong các câu tục ngữ sự hóm hỉnh trong câu đố, sự sảng khoái trong các truyện cười, tính chất ý nhị trong các giai thoại văn học, những rung động thiết tha qua lời ca dao trữ tình... xin bạn đọc hiểu rằng đó là tài sản văn hoá tinh thần quý báu của cha ông. Việc sưu tầm, gìn giữ nó không chỉ do các soạn giả được ghi tên ở trong sách, mà còn do nhiều thế hệ, nhiều nhà sưu tầm thực hiện, tên tuổi và các công trình của họ đã được ghi nhận đầy đủ trong bộ sách này". 

Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 2 2023 lúc 21:59

Là nhân vật kì ảo.

Vai trò:

- Hấp dẫn các bạn đọc trẻ.

- Góp phần thể hiện ý nghĩa, bài học của câu truyện về một đạo lí đúng.

- Trong truyện cổ tích nói riêng thì thể hiện thêm sự tư duy tưởng tượng của nhân dân ta từ đó dạy dỗ con cháu là chúng ta sau này dễ dàng hơn.

- Câu truyện nói chung không quá khô cứng nội dung, hình thức.

Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
1 tháng 10 2018 lúc 20:51

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ ác, tham lam.

Một số nhân vật phổ biến là:

Thạch Sanh, Sọ Dừa,...

võ phạm anh kiêt
Xem chi tiết
võ phạm anh kiêt
9 tháng 10 2023 lúc 19:57

anh chị gúp em 

 

yencba
Xem chi tiết
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
7 tháng 8 2018 lúc 21:00

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Code : Breacker