Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào ?
A. Kể lại diễn biến sự việc
B. Đề xuất một ý kiến
C. Đưa ra một nhận xét
D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?
A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.
B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Câu 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?
A. Kể lại diễn biến sự việc.
B. Đề xuất một ý kiến.
C. Đưa ra một nhận xét.
D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?
A. Luận điểm phải rõ ràng.
B. Lí lẽ phải thuyết phục.
C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.
D. Cả ba yêu cầu trên.
Câu 4: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?
A. Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
C. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ.
Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Người ta là hoa đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Tấc đất tấc vàng.
Câu 7: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
D. Đọc sách.
Câu 8: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .
B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.
D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Câu 9: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Câu 10: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
A. Là các quy luật của tự nhiên.
B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Câu 11: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?
A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.
C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.
Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng
C. Ăn cháo đá bát
D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Giải:
1, A
2, A
3, D
4, C
5, B
6, B
7, B
8, C
9, D
10, C
11, A
12, C
---------
Chúc bạn học tốt <3
Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.
Điền vào chố trống để hoàn thành khái niệm văn bản nghị luận: Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm … người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.
A. Kể lại
B. Miêu tả
C. Thuyết phục
D. Bày tỏ cảm xúc
Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét:
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?
b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?
c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thá độ tranh luận như thế nào?
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.
b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:
- Hùng: quý nhất là gạo
Lí lẽ: không ăn thì không sống được.
- Nam: thời gian quý nhất
Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.
- Quý: vàng bạc quý nhất
Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.
c) Ý kiến của thầy giáo
- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.
- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.
+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.
+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.
b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:
- Hùng: quý nhất là gạo
Lí lẽ: không ăn thì không sống được.
- Nam: thời gian quý nhất
Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.
- Quý: vàng bạc quý nhất
Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.
c) Ý kiến của thầy giáo
- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.
- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.
+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.
+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:
- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.
- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.
Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:
- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?
- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.
Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:
- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;
- Quan điểm của người viết;
- Đối tượng tác động;
- Mức độ thuyết phục;
Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…
Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh
- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.
- Nghệ thuật lập luận:
+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận điểm rất rõ ràng
- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.
Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.
Để thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:
- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,... trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.
- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.
- Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.
- Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề; đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác
Đọc văn bản CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI và trả lời:
Câu 1. Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? Câu 2. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Câu 3. Em có nhận xét gì về cách lập luận của văn bản?
Trong văn bản tự sự, khi muốn để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cần sử dụng kết hợp yếu tố nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Trong văn bản tự sự, khi muốn để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cần sử dụng kết hợp yếu tố nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Nghị luận