Khi rút gọn cần chú ý điều gì?
A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt.
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?
A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.
B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Câu 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?
A. Kể lại diễn biến sự việc.
B. Đề xuất một ý kiến.
C. Đưa ra một nhận xét.
D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?
A. Luận điểm phải rõ ràng.
B. Lí lẽ phải thuyết phục.
C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.
D. Cả ba yêu cầu trên.
Câu 4: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?
A. Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
C. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ.
Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Người ta là hoa đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Tấc đất tấc vàng.
Câu 7: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
D. Đọc sách.
Câu 8: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .
B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.
D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Câu 9: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Câu 10: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
A. Là các quy luật của tự nhiên.
B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Câu 11: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?
A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.
C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.
Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng
C. Ăn cháo đá bát
D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Giải:
1, A
2, A
3, D
4, C
5, B
6, B
7, B
8, C
9, D
10, C
11, A
12, C
---------
Chúc bạn học tốt <3
Câu 1: Em hãy cho biết mỗi tình huống giao tiếp dưới đây đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? ( 1 đ)
a. Nói dối. ( PCVC)
b. Nói không đầy đủ vấn đề khiến người nghe không hiểu được.( PCVL)
Câu 2: Từ nội dung văn bản „Phong cách Hồ Chí Minh“ hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng 10 câu? ( 6,0 đ)
Câu 3: Vấn đề G. Mác - két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay ( 3,0đ)
Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải
B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân
C. Đừng nên coi trọng của cải
D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải
Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?
A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn
Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch
Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?
A. Gia đình thân yêu của em.
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này
Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?
A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?
D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?
Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Đặng Thai Mai.
C. Hoài Thanh.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?
A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.
B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.
C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.
Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
B. Người ta là hoa của đất.
C. Chị ngã, em nâng.
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:
A. Ăn Cây nào rào cây ấy.
B. Thương người như thêt thương thân.
C. Một người bằng mười mặt của.
D. Học thầy không tày học bạn.
Câu 13. Câu rút gọn là :
A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
B. Câu ngắn gọn.
C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.
D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.
. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:
- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.
- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?
- Bài kiểm tra toán.
A. Làm câu quá ngắn gọn
B. Làm cho người đọc hiểu sai.
C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.
D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.
Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:
A. Làm câu gọn hơn,
B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Làm thông tin nhanh hơn.
Trả lời giúp mik nhà mik đang cấn gấp
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ 1 số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
Tác dụng: làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước; ngụ ý hành động, Đặc điểm nói trong câu là chung của mọi người.
Rút gọn câu cần chú ý: không làm cho người đọc hiểu sai hoặc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
😢
Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
A. Thái độ không chịu khuất phục.
B. Thái độ bất cần.
C. Thái độ kiêu căng.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
A. Thái độ không chịu khuất phục.
B. Thái độ bất cần.
C. Thái độ kiêu căng.
D. Cả A, B, C đều đúng
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).
Đọc bài văn sau:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .
Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)
- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)
a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)
Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.
ko co ranh nha
a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc
- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề
- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn
b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép
c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Khi trò chuyện trực tiếp, có những câu bị lược bỏ một bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu được nội dung của câu. Đó gọi là câu gì?
A - câu ghép B - câu rút gọn C - câu đơn D - câu đặc biệt
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.
phân biet danh giới giữa các bộ phận trong câu
a, người đọc , người nghe hiểu đúng ý của người nói
b, con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá không đá con ngựa
em hãy nhận xét cách dùng từ đá trong câu và dùng từ loại gì