Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 3 2019 lúc 15:05

Đáp án D

Công cụ lao động thời kì Phùng Nguyên, Hoa Lộc có sự tiến bộ hơn so với thời kì trước được thể hiện ở một số mặt như

- Kĩ thuật chế tác đã được nâng cao khi những chiếc rìu đá đã được mài nhẵn hai mặt

- Đa dạng các loại hình công cụ

- Kĩ thuật làm gốm có bước phát triển đáng kể từ khâu chọn nguyên liệu, quá trình chế tác sử dụng bàn xoay…loại hình đồ gốm đa dạng, đã được chuyên môn hóa thành đồ đựng, đồ đun nấu. đồ dùng trong sinh hoạt…

=> Đáp án D kĩ thuật ghẽ đẽo là đặc trưng của công cụ lao động thời sơ kì đá cũ

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 8 2017 lúc 15:06

Đáp án C
Trong một số di chỉ như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) có niên đại cách ngày nay 4000 – 3000 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng loạt công cụ: những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng

❤️ Tỉ muội ❤️
Xem chi tiết
PHAN HẠ VY
Xem chi tiết
Võ Thị Ngọc Linh
23 tháng 10 2017 lúc 19:39

1. Công cụ sản xuất được cải tiến : gồm :

- Rìu đá có vai, lưỡi đục , bàn mài đá và mảnh cưa đá

- Công cụ bằng xương , bằng sừng

- Đồ gốm

- Chì lưới bằng đất nung

- Xuất hiện đồ trang sức

Nhận xét :

- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
2.

-Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, -dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh

3.

Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối,biển,thung lũng.

Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta

=> Cuộc sống con người ổn định hơn,định cư lâu dài,cây lương thực chính

Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

4.

- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.

5.

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

6.

Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.

7.

Rìu đá hoa lộc

Được in hoa văn các loại : có hình chữ S nối nhau , những đường cuộn theo hình tròn hay hình chữ nhật,những đường chấm nhỏ li ti...

Mình chỉ làm được từng đó thôi ^^

phạm văn tuấn
12 tháng 12 2017 lúc 19:43

1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

Công cụ được mài sẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.Được tìm thấy ở Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng ( Lon Tum) cách đây khoảng 4000 – 3500 năm.Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.

2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?

Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.Nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên – Hoa Lộc.

=> Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa rất lớn. Con người đã tìm được nguyên liệu chế tạo cộng cụ vừa tốt hơn, cứng hơn, vừa có thể làm được những loại công cụ mà nguyên liệu đá hoặc đất sét không đáp ứng được. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người.

3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến, Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 5 2017 lúc 6:32

Đáp án C

Đỗ Minh Phúc
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Đáp án: C

Khách vãng lai đã xóa
Jennifer Cute
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 11:06

* Những nét mới về công cụ sản xuất:

- Về loại hình công cụ: có hình dáng cân xứng hơn, nhiều hình dáng và kích cỡ.

- Về kĩ thuật mài: công cụ được mài rộng hơn (trước đây chỉ mãi lưỡi), nhẵn và sắc hơn.

- Về kĩ thuật làm đồ gốm: đẹp, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,... ⟹ thể hiện một trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.

- Về nguyên liệu làm công cụ: đa dạng như đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.

* Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng:

- Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

Lịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
2 tháng 6 2016 lúc 10:48

bạn ghi câu hỏi 1 đường, chủ đề 1 nẻo  ucche

Đặng Thị Thùy Linh
2 tháng 6 2016 lúc 11:01

đồng ý luôn

Đặng Thị Cẩm Tú
2 tháng 6 2016 lúc 13:14

đúng ùi đo bn, bn sửa lại ik, bn ghjj như thế mk ko hỉu cho lém

Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Gia Khánh
7 tháng 12 2016 lúc 20:29

Thời kỳ đồ đá là một thời gian tiền sử dài trong đó con người sử dụng đá để chế tạo nhiều đồ vật

Các công cụ đá được chế tạo từ nhiều kiểu đá khác nhau. Ví dụ, đá lửa và đá phiến silic được mài sắc (hay được đẽo) để làm công cụ cắt gọt và vũ khí, trong khi đá basalt và đá sa thạch được dùng làm công cụ (ground stone), như đá nghiền. Gỗ, xương, vỏ sò và sừng thú cũng được sử dụng nhiều. Ở thời kỳ cuối của giai đoạn này, những trầm tích (như đất sét) được sử dụng làm đồ gốm. Nhiều cải tiến trong kỹ thuật gia công kim loại đã định rõ đặc điểm cho thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt.

Thời kỳ này là giai đoạn đầu tiên con người sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi trong tiến trình phát triển của con người và con người tiến từ phía các thảo nguyên ở Đông Phi về các phần còn lại của thế giới. Nó kết thúc với sự phát triển nông nghiệp, sự thuần hoá một số loài súc vật và sự nấu chảy quặng đồng để gia công kim loại. Nó được đặt thuật ngữ là tiền sử, bởi vì con người vẫn chưa bắt đầu biết viết - sự khởi đầu truyền thống của lịch sử (như sử được ghi chép).

Thuật ngữ "Thời đồ đá" được các nhà khảo cổ học sử dụng để chỉ giai đoạn tiền kim loại kéo dài này, trong đó các dụng cụ đá được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại vật liệu (mềm hơn) nào khác. Nó là thời kỳ đầu tiên trong hệ thống ba thời kỳ và được chia nhỏ thêm ra thành ba giai đoạn là giai đoạn đồ đá cũ, giai đoạn đồ đá giữa và giai đoạn đồ đá mới bởi John Lubbock trong cuốn sách kinh điển của ông Những thời đại tiền sử năm 1865. Ba giai đoạn đó lại được chia nhỏ nữa. Trên thực tế, những giai đoạn tiếp theo khác biệt nhau rất lớn theo từng vùng (và theo văn hoá). Thực vậy, con người tiếp tục tiến đến các vùng mới thậm chí tới tận thời đồ kim loại vì thế tốt nhất là chỉ nói về một Thời đồ đá, thay vì nói chung Thời đồ đá.

Thời kỳ đồ đá là một thời gian tiền sử dài trong đó con người sử dụng đá để chế tạo nhiều đồ vật

Các công cụ đá được chế tạo từ nhiều kiểu đá khác nhau. Ví dụ, đá lửa và đá phiến silic được mài sắc (hay được đẽo) để làm công cụ cắt gọt và vũ khí, trong khi đá basalt và đá sa thạch được dùng làm công cụ (ground stone), như đá nghiền. Gỗ, xương, vỏ sò và sừng thú cũng được sử dụng nhiều. Ở thời kỳ cuối của giai đoạn này, những trầm tích (như đất sét) được sử dụng làm đồ gốm. Nhiều cải tiến trong kỹ thuật gia công kim loại đã định rõ đặc điểm cho thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt.

Thời kỳ này là giai đoạn đầu tiên con người sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi trong tiến trình phát triển của con người và con người tiến từ phía các thảo nguyên ở Đông Phi về các phần còn lại của thế giới. Nó kết thúc với sự phát triển nông nghiệp, sự thuần hoá một số loài súc vật và sự nấu chảy quặng đồng để gia công kim loại. Nó được đặt thuật ngữ là tiền sử, bởi vì con người vẫn chưa bắt đầu biết viết - sự khởi đầu truyền thống của lịch sử (như sử được ghi chép).

Thuật ngữ "Thời đồ đá" được các nhà khảo cổ học sử dụng để chỉ giai đoạn tiền kim loại kéo dài này, trong đó các dụng cụ đá được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại vật liệu (mềm hơn) nào khác. Nó là thời kỳ đầu tiên trong hệ thống ba thời kỳ và được chia nhỏ thêm ra thành ba giai đoạn là giai đoạn đồ đá cũ, giai đoạn đồ đá giữa và giai đoạn đồ đá mới bởi John Lubbock trong cuốn sách kinh điển của ông Những thời đại tiền sử năm 1865. Ba giai đoạn đó lại được chia nhỏ nữa. Trên thực tế, những giai đoạn tiếp theo khác biệt nhau rất lớn theo từng vùng (và theo văn hoá). Thực vậy, con người tiếp tục tiến đến các vùng mới thậm chí tới tận thời đồ kim loại vì thế tốt nhất là chỉ nói về một Thời đồ đá, thay vì nói chung Thời đồ đá.

Nguyễn Lê Thảo Mai
10 tháng 11 2017 lúc 22:27

Mở sách ra đọc kĩ, tự biết, cậu chẳng chịu suy nghĩ gì cả. Nên tự mình làm vẫn hơn là copy bài của người khác

Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 19:59

Đặc điểm của công cụ rìu đá Hạ Long là gì ?

A. Những hòn cuội hoặc đá được mài ở lưỡi cho sắc và có vai.
B. Những hòn cuội hoặc đá được ghè đẽo và có hình thù rõ ràng.
C. Những hòn cuội hoặc đá được mài ở phần lưỡi cho sắc và có chỗ tra cán để cầm.

Bình Trần Thị
16 tháng 10 2016 lúc 20:54

B

Huyền My
26 tháng 10 2016 lúc 19:11

B