Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
A. Văn học dân gian và văn học viết
B. Văn học dân gian và văn xuôi
C. Văn học dân gian và thơ
D. Văn học dân gian và kịch
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Câu 1: Lập sơ đồ các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam
Câu 2: Thế nào là văn học dân gian, nêu đặc trưng vai trò ý nghĩa
Câu 3: Văn học viết gồm mấy bộ phận? Nêu các tác phẩm tiêu biểu của văn học viết và đặc điểm của văn học viết?
Câu 4: Nền văn học Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn? Nêu đặc điểm lịch sử và đặc điểm văn học của từng giai đoạn?
Giáo dục địa phương ( văn ) Câu 1: chất dân gian trong văn học dân gian Câu 2: mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Câu 3: phân biệt truyền thống lịch sử và giai thoại lịch sử
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.
h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.
Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.
Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liêu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn hoc dân gian đối với văn học viết.
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Viết cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tổng quan văn học việt nam và khái quát văn học dân gian việt nam. Giúp mình với ạ.
TÌM NHỮNG VÍ DỤ CHỨNG MINH CHO SỰ ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT (SẮP XẾP THEO BIỂU BẢNG )
1.Câu
2. Thể loại
3. Bộ phận văn học ảnh hưởng
4.Nội dung thể hiện qua chi tiết ảnh hưởng
Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2).
Bài 1 - Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1).
Bài viết theo các ý:
a. Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).
b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).
c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.
d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:
- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.
- Giáo dục đạo lí làm người.
- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài 2: Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).
Các ý chính:
a. Thân thế, sự nghiệp. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.
b. Các sáng tác chính . Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm), ...
c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.
- Giá trị tư tưởng:
+ Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền ...).
+ Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí, ..).
- Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.
d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác ...
Bài 3: Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)
Các ý chính:
1. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí).
a. Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
b. Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
c. Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng, ...
2. Cấu trúc của văn bản văn học:
Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
Câu 73: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?
A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.
B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.
C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.
D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.
Câu 74: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là:
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Chu Văn An
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Lê Quý Đôn
Câu 75: Thái ấp là:
A. Ruộng đất của nông dân tự do.
B. Ruộng đất của địa chủ.
C. Phần đất đai vua ban cho quý tộc, vương hầu.
D. Ruộng đất do vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo khai hoang.
Câu 76: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là:
A. quý tộc nhà Trần tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
B. đất nước hòa bình.
C. nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.
D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.
Câu 77: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:
A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.
B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.
C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều
Câu 78: Ruộng đất của qúy tộc, vương hầu gọi là gì?
A. Điền trang.
B. Thái ấp.
C. Tịch điền.
D. Thổ công.
Câu 79: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên là gì?
A. bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng
B. phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển
C. không bị ảnh hưởng
D. bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi
Câu 80: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Chương Dương.
C. Vân Đồn.
D. Vạn Kiếp.
Câu 81: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì?
A. Quốc sử quán
B. Quốc sử viện
C. Ngự sử đài
D. Hàn lâm viện
Câu 82: Nhà y dược học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây có trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai?
A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)
B. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)
C. Phan Phu Tiên
D. Phạm Sư Mạnh
Câu 83: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?
A. mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại
B. định lệ thi thái học sinh 7 năm 1 lần
C. quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình
D. dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu
73. D
74. B
75. C
76. C
77. C
78. A
79. A
80. C
81, B
82. A
83. D