Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2017 lúc 5:47

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Sunny ( Ą⋆Ąυrora‿ team...
Xem chi tiết
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Trương Việt Bình
18 tháng 2 2016 lúc 8:54

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Nhà văn Việt nam. Danh sĩ đời Mạc. Không rõ năm sinh, năm mất. Con vị tiến sĩ Nguyễn tường Phiêu, quê xã Ðỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh Hải dương; nay thuộc thôn Ðỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải hưng.

Ông là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn thân thiết với Phùng Khắc Khoan. Khi thi đỗ làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là xã Bình xuyên, tỉnh Vĩnh phú); nhưng không bao lâu ông bất mãn thời cuộc, chán đường công danh, lui về ở ẩn nơi núi rừng Thanh hóa.

Trong thời gian ở ẩn, ông viết bộ truyện Truyền kỳ mạn lục (ghi chép những chuyện lạ còn lưu truyền tản mạn trong dân gian) bằng chữ Hán, đã phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Bản dịch Việt văn đặc sắc nhất là của Trúc Khê Ngô văn Triện.

2. Tác phẩm

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên là một truyện đặc sắc trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có ý nghĩa hiện thực rõ ràng và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Hồn ma tướng giặc họ Thôi là hiện thân của sự giả trá, gian xảo. Tử Văn tiêu biểu cho những con người cương trực, dũng cảm, yêu nước, trọng công lý, chống tà ma nhưng vẫn trọng thần linh. Tử Văn là con người "khảng khái”, "nóng nảy" và "cương trực", là người coi trọng công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió. Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn và hồn ma của tên Bách Hộ họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực. Cuộc đấu tranh này vừa có ý nghĩa hiện thực cụ thể vừa có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc: lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

Qua câu chuyện, tác giả biểu hiện lòng tin vào những con người có lòng thiện, có bản lĩnh, dù phải chết cũng không sợ. Họ tất sẽ chiến thắng.

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên tiêu biểu cho đặc trưng thể loại truyền kỳ với tính chất kỳ ảo. Ngay từ nhan đề, tác giả đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo đó để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Truyện được kể một cách hấp dẫn, cốt truyện được kết cấu như một xung đột giàu kịch tính

II. Trả lời câu hỏi

 1. Theo anh (chị), việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện điều gì?

a. Thể hiện quan điểm và thái độ của nhười trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ Thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e. Ý kiến khác.

Việc làm của Ngô Tử Văn là đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc trước Diêm Vương. Hành động của Tư Văn xuất phát từ ý thức rõ ràng: "Thấy sự gian tà thì không chịu được" chứ không phải việc làm động chạm thần linh.

Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, ta thấy Tử Văn là con người "khảng khái”, "nóng nảy" và "cương trực". Tử Văn là người coi trọng công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió.

Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn với hồn tên tướng giặc họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: công lí, chính nghĩa và phi nghĩa, gian tà. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, một mặt lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, mặt khác phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

Câu trả lời tốt nhất ở đây là câu (e). ý kiến khác ở đây cần bao gồm cả ý (b) và ý (d) (có thể thêm những ý kiến mang tính phát hiện sáng tạo). Hành động của Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại (b), vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt (d). Câu trả lời (a) chỉ đúng một phần rất nhỏ vì Ngô Tử Văn có đả phá nhưng đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời (c) là hoàn toàn sai vì Ngô Tử Văn đâu có đốt đền một cách vô cớ, hơn nữa, trước khi đốt, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời" rồi mới "châm lửa đốt đền". Hành động đó của Tử Văn chứng tỏ chàng đã suy xét rất kĩ lưỡng chứ đâu phải hành động của người tuổi trẻ hiếu thắng.

2. Theo anh (chị), chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?

a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính- Ngô Tử Văn- có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

e. Ý kiến khác. Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị).

Sở dĩ có việc xử kiện ở âm phủ là do hồn tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ Thần, làm hại dân, qua mặt cả Diêm Vương. Sở dĩ Diêm Vương không hay biết là vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.

Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa về công lí chưa thể thực hiện được nơi trần thế còn đầy dẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt. Như vậy, ý (e) là cách chọn hợp lí nhất bởi vì ý nghĩa của chi tiết này bao gồm tất cả các ý (a,b,c,d).

3. Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm, chủ đề tư tưởng của chuyện vì thế được nổi bật.

5. Nêu chủ đề của truyện.

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh với cái ác, trừ hại cho dân. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

 

Bình luận (0)
ngoc ngoc
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 8 2018 lúc 15:35

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 11 2018 lúc 11:46

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
ngoc ngoc
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 8 2018 lúc 14:21

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

Bình luận (0)
An Ngôn Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
14 tháng 6 2017 lúc 16:47

Thu về mang bao mật ngọt cho đời, thu khiến đất trời chao đảo mông lung trong những hoài niệm đong đầy và trong cả những cảm xúc chẳng thể gọi thành tên. Buổi chiều thu với những cơn gió thoảng qua khiến bao người lay động trên con đường Hà Nội thân thương. Khung cảnh lãng mạn ấy đã khiến tôi không thể nào quên được. Gió mang tôi đi vào buổi chiều ấy sâu lắng hơn... một cách nhịp nhàng và dường như níu kéo tôi trên con phố nhỏ. Một mình lang thang trên góc phố không ồn ào, không náo nhiệt, tự dưng tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng, xao xuyến làm sao. Bước đi khoan thai, chả hề lo lắng, cuộc sống thật đẹp. Những cây bằng lăng xao xuyến vẫy tay chào tạm biệt lũ học trò, trở về với dáng vẻ gầy guộc, đơn sơ như người vô hình. Những chùm hoa vẫn bay bay trong gió như tô điểm cho cuộc sống đậm hương sắc tình yêu thương. Mùa thu mang theo những cơn gió heo may se lạnh mơn man làn tóc rối của những thiếu nữ Hà thành, thì cũng là lúc mùi hương quen thuộc lại ùa về - hương hoa sữa nồng nàn trên phố thu. Vương vấn mãi trên mái tóc như chẳng muốn rời xa.. Màu trắng ngà đặc trưng, những bông hoa li ti kết thành chùm nhỏ đã trở thành loài hoa tạo nên sự khác biệt cho mùa thu Hà Nội. Thu vừa chạm ngõ cũng là lúc hương sữa hòa quyện trong từng góc phố. Chìm đắm trong mùi hương ấy, bất giác những mệt mỏi của đời thường bỗng biến mất, chỉ còn tâm hồn dịu nhẹ chờ đón mùa thu. Có ai quên được những con phố ngập tràn trong sắc hoa, hoa âm thầm tỏa hương, mang Hà Nội vào thu ngập tràn trong nỗi nhớ. Hoa vương trên tà áo, vương trên mái tóc mai, hoa nhẹ bay trong gió, xoay vần xoay vần rồi rơi rụng xuống vệ đường tạo nên một tấm thảm trắng muốt, tinh khôi đầy quyến rũ. Dạo bước xuống phố những ngày thu về nắng vàng ươm như rót mật, băng qua những con đường hoa sữa phủ kín trời như đưa ta lạc vào những khoảng trời ký ức của ngày xưa. Con phố ấy ngày thường quen lắm... tôi vẫn đi học... nhưng sao hôm nay lại đẹp đến lạ thường. Nhìn qua những khung cửa sổ cổ kính, những chùm hoa cúc ai cắm bên cửa sổ đẹp quá!! Mùa thu đẹp lãng mạn nhưng vẫn có chút buồn khi không gian sôi động của mùa hạ không còn nữa. Cây cối chuyển màu và héo úa trước khi rút lá. Khi ấy, sắc thu được tô điểm thêm bởi vẻ rực rỡ của cúc vàng. Vẻ rực rỡ của những cánh hoa cúc như gom hết nắng thu, sưởi ấm cho ngày sắp sang đông. Đứng lặng nhìn ô cửa sổ Hà Thành, ngắm lại dòng người qua lại, cuộc sống cứ thế trôi qua tưởng như vô vị nhưng vẫn có biết bao nhiêu điều tô điểm cho sắc thu thêm nắng vàng tuy nhạt phai của mùa hạ đã qua - một khung cảnh đẹp đến vậy.. Bước đi lặng lẽ mãi trên con đường thu và dường như ko muốn rời xa con phố nhỏ với cuộc sống bình dị ở góc khuất phố Hà.

~~ Gió đã mang mùa thu về với ta ~~

Bình luận (5)
Phạm Ngân Hà
21 tháng 6 2017 lúc 10:48

Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7

Bình luận (1)
Phạm Ngân Hà
14 tháng 6 2017 lúc 15:13

Chờ tao nhé! ;)

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Phạm Ngân Hà
8 tháng 6 2017 lúc 17:38

Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7

Bình luận (3)