Cho đoạn văn sau:
Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Cho đoạn văn sau:
Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị đó là những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Đó là những sáng tạo khác về mặt văn hóa, văn học, phong tục, tín ngưỡng, ... Và về sau, đó là những phát kiến khoa học- kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau học tập, kế thừa được người đi trước, giúp cho người nước này biết được thành tim của người nước khác để học hỏi, để cùng nhau tiến bộ. Sách chứa đựng nền văn minh, là sản phẩm của nền văn minh.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Nối cột A với B sao cho đúng:
A | Nối | B |
1. Thanh Hiên thi tập | 1- | a. Những điều trông thấy |
2. Nam Trung tạp ngâm | 2- | b. Ghi chép trong chuyến đi sáng tác phương Bắc |
3. Bắc hành tạp lục | 3- | c. Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam |
4. Sở kiến hành | 4- | d. Tập thơ của Thanh Hiên |
SÁCH
Khoa học, thế giới thật lạ kì
Thiên nhiên, cảnh vật như vô tri
Văn, toán, lý, anh, sinh, sử, địa
Có sách rồi ta chẳng sợ chi.
Sách mang ta đến những điều lạ
Vũ trụ kì bí chẳng còn xa
Kiến thức đang đóng cần ta mở
Mở rồi mới biết thật bao la.
Nghìn sách đâu dễ có sách hay
Chỉ cần sách tốt với ta này
Sách như là một thứ tri kỉ
Ở bên cạnh ta suốt cả ngày.
“ Yêu sách để rồi được cái gì ?”
Sách đưa ta về thời quá khứ
Tương lai sách đây dẫn ta đi
Sách đối với ta, chẳng lạ chi.
( Đọc sách đi chần chừ làm gì? )
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm bao nhiêu truyện?
A. 16
B. 18
C. 20
D. 22
Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ các luận điểm sau:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Truyền kì mạn lục ra đời vào thế kỉ nào?
A. XV
B. XVI
C. XVII
D. XVIII
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?