Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là gì?
A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường.
C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền.
D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.
Truyền kì mạn lục ra đời vào thế kỉ nào?
A. XV
B. XVI
C. XVII
D. XVIII
Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kì bao gồm những nội dung nào?
A. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.
B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.
C. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em và thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.
D. Nói lên lời tâm tình của nhân dân lao động với các nhân vật lịch sử và những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Chứng minh thể thơ lục bát trong truyện kiều của nguyễn du đạt đến đỉnh cao
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, chi tiết nào đóng vai trò làm nền cho việc triển khai hàng loạt các chi tiết hoang đường kì ảo?
A. Chi tiết Bách hộ đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền.
B. Chi tiết Tử Văn thấy khó chịu, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét sau khi đốt đền.
C. Chi tiết lũ quỷ Dạ Xoa đến dẫn Tử Văn xuống âm phủ.
D. Chi tiết viên Thổ công đến nói với Tử Văn sự thực.
Căn cứ vào định nghĩa truyền cổ tích, hãy tìm trong truyền ”Tấm Cám' những dẫn chứng để làm rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.