Vì sao phân số 3 phần 8 viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?Vì sao phân số 4 phần 9 viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
Vì \(\frac{3}{8}=0,375\),\(\frac{4}{9}=0,444444444444.........=0,\left(4\right)\)
Vậy đó
giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó ?
5/6; -5/3; -3/11; 7/15
Ta thấy: 6=2.3
3=3
11=11
15=3.5
Các phân số trên viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì mẫu có chứa số nguyên tố khác 2 và 5.
Ta có: 5/6=0,8(3)
-5/3=-1,(6)
-3/11=-0,(27)
7/15=0,4(6)
1. Vì sao phân số -5/64 viết được dưới dạng phân số thập phân hữu hạn
2. Vì sao phân số -8/30 viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó :
\(\dfrac{5}{6};\dfrac{-5}{3};\dfrac{7}{15};\dfrac{-3}{11}\)
Vì mẫu của các phân số này có ước nguyên tố khác 2 và 5.
\(\dfrac{5}{6}=0,8\left(3\right)\)
\(\dfrac{-5}{3}=-1,\left(6\right)\)
\(\dfrac{7}{15}=0,4\left(6\right)\)
\(\dfrac{-3}{11}=-0,\left(27\right)\)
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó:
1/6; -5/11; 4/9; -7/18
Các phân số đã cho có mẫu dương và các mẫu đó lần lượt là 6=2.3, 11=1.11, 9=3.3, 18 = 2. đều có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Ta được:
Các phân số đã cho có mẫu dương và các mẫu đó lần lượt là 6=2.3, 11=1.11, 9=3.3, 18 = 2.32 đều có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Ta được: 1/6 = 0,1(6); -5/11 =-0,(45); 9/4 =0, (4); -7/18 = -0,3(8)
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó :
\(\dfrac{1}{6};\dfrac{-5}{11};\dfrac{4}{9};\dfrac{-7}{18}\)
Vì khi phân tích mẫu ra thừa số nguyên tố, trong đó có thừa số khác 2 và 5 nên cả bốn phân số này viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
viết 1 và 3 phần 5 dưới dạng số thập phân, ta được:
viết 3 và 1 phần 4 dưới dạng số thập phân, ta được:
viết 2 và 5 phần 8 dưới dạng số thập phân, ta được:
C=M^3+3m^3+2m+5/m(m+1)(m+2)+6 (m thuộc N)
a)chứng tỏ C là phân số tối giản
b) phân số C viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn? vì sao?
sao mình k thấy nó hiện lên câu trả lời nhỉ ???
sao ko có câu trả lời vậy
đề nghị ad xem lại
a)Ta có: \(m^3+3m^2+2m+5=m.\left(m^2+3m+2\right)+5\)
\(=m.\left[m.\left(m+1\right)+2.\left(m+1\right)\right]+5\)
\(=m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+5\)
Gọi \(d\) là ƯCLN của \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+5\) và \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+6\)
\( \implies\) \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+5\) chia hết cho d và \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+6\) chia hết cho \(d\)
\( \implies\) \(\left[m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+6\right]-\left[m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+5\right]\) chia hết cho \(d\)
\( \implies\) \(1\) chia hết cho \(d\)
\( \implies\) \(d=1\)
\( \implies\) \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+5\) và \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+6\) nguyên tố cùng nhau
Vậy \(A\) là phân số tối giản
b)Ta thấy : \(m;m+1;m+2\) là \(3\) số tự nhiên liên tiếp nên nếu \(m\) chia \(3\) dư \(1\) thì \(m+2\) chia hết cho \(3\) ; nếu \(m\) chia \(3\) dư \(2\) thì \(m+1\) chia hết cho \(3\)
Do đó : \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)\) chia hết cho \(3\) . Mà \(6\) chia hết cho \(3\)
\( \implies\) \(m.\left(m+1\right).\left(m+2\right)+6\) có ước nguyên tố là \(3\)
Vậy \(A\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn
a, Trong các phân số sau đây , phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn , phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ? giải thích .
5/8 ; -3/20 ; 4/11 ; 15/22 ; -7/12 ; 14/35
b , Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn ( viết gọn với chu kì trong dấu ngoặc )
Phân số hữu hạn là : \(\frac{5}{8}=0.625,-\frac{3}{20}=-0.15\)\(\frac{14}{35}=\frac{2}{5}=0.4\) vì mẫu tối giản của chúng là tích của các lũy thừa 2 và 5.
Phân số còn lại là vô hạn tuần hoàn vì mẫu của chúng không phân tích được thành tích của các lúy thừa 2 và 5.
Số \(\frac{4}{11}=0.\left(36\right),\frac{15}{22}=0.68\left(18\right),-\frac{7}{12}=-0.58\left(3\right)\)