Những câu hỏi liên quan
Anngoc Anna
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 10 2021 lúc 11:56

Tham khảo:

Câu 3: 

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bình luận (0)
Võ Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Phan Hoàng Trung
3 tháng 1 2023 lúc 21:44

Câu 8:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 11:

Thời gianChiến sựKết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

 

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
 Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 14:

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
QuangDũng..☂
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 10:23

Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản.

- Cách mạng Hà Lan( 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

Ý nghĩa: lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha

- Cách mạng TS Anh.

Ý nghĩa:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783).

Ý nghĩa : giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì

- Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).

Ý nghĩa: lật đổ chế độ pk, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 10:24

Câu 2: Nêu và nhận xét các biện pháp của chính quyền Da-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII.

* Các biện pháp của phái Gia-cô-banh:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân, qua đó động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

- Tháng 6-1793, thông qua Hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.

- Ngày 23-8-1793, thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân trong cả nước chống “thù trong giặc ngoài”.

- Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ. Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân,…

* Nhận xét:

- Phái Gia-cô-banh đã ban bố các quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị bãi bỏ, quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của nông dân.

- Nhờ các chính sách của mình, phái Giacobanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 10:25

Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:

* Đối với nước Nga:

- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

* Đối với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Jang Hyeon Yeong
Xem chi tiết
Giang ĐaoVan
Xem chi tiết
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:53

Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.


Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù

Bình luận (0)
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:54

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. Pháp tuyên chiến với Phổ
Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.
Trái với Phổ, quân Pháp chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh : quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí. trang thiết bị. ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có.
Ngày 2 - 9 - 1870. Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp - Bỉ).
Được tin đó, ngày 4 - 9 - 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập? mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/su-thanh-lap-cua-cong-xa-c83a13566.html#ixzz5VhXsF0uo

Bình luận (0)
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:55

 Quá trình xâm lược

Tên các nước Đông Nam Á

Thực dân

Xâm lược

Thời gian hoàn thành xâm lược

In-đô-nê-xi-a

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan

Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị

Phi-lip-pin

Tây Ban Nha, Mĩ

Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị

- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.

- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh  xâm lược  Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ của Mĩ.

Miến Điện

Anh

Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện

Ma-lai-xi-a 

Anh

Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh

Việt Nam - Lào- Cam-pu-chia

Pháp

 Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương

Xiêm (Thái Lan)

Anh - Pháp tranh chấp

Xiêm vẫn giữ được độc lập

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
gfffffffh
5 tháng 2 2022 lúc 20:14

gfvfvfvfvfvfvfv555

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thiên Nhi
Xem chi tiết
✟şin❖
13 tháng 9 2021 lúc 14:04

Cau 1:

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

Câu 2: 

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

* Đối với thế giới:

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

* Hạn chế:

- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Bình luận (0)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
13 tháng 9 2021 lúc 14:05

tham khảo: ^^

1-

Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

2-

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kl XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Bình luận (0)
Minh Đức
13 tháng 9 2021 lúc 14:06

Tham Khảo:

Câu 1:

 

- Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến):

+ Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.

+ Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...

- Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa):

+ Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hòa.

+ Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

- Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của cách mạng):

+ Phái Gia-cô-banh đã có những biện pháp tích cực nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

⟹ Như vậy, cách mạng Pháp phát triển đi lên theo từng giai đoạn và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn thứ III, dưới nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

Câu 2:

- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.

- Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.

- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 11 2018 lúc 10:25

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

Bình luận (0)