Viết đoạn văn diễn dịch có sử dụng câu bị động về cai lệ hung ác tạn bạo
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về sự giản dị của Bác đoạn văn có sử dụng một câu bị động và trạng ngữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù là vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác vẫn luôn giữ nếp sống giản dị, gần gũi, khiêm tốn. Trong đời sống sinh hoạt, bữa cơm của Bác chỉ vài ba món giản đơn, cái bát ăn xong bao giờ cũng sạch. Nhà sàn của Bác chỉ vài ba phòng và xung quanh trồng nhiều hoa cỏ, một cuộc sống tao nhã và hòa mình với thiên nhiên. Bác chọn một cuộc sống giản đơn, không cầu kì, xa hoa. Trong mối quan hệ với mọi người cũng vậy, Bác không chọn cách nói và lối viết cầu kì, hoa mĩ mà vô cùng giản dị để quần chúng nhân dân hiểu được, làm được. Càng giản dị bao nhiêu, Người càng gần gũi và hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân bấy nhiêu. Lối sống giản dị ấy cũng là lối sống của cả dân tộc trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kháng chiến còn gian khổ. Bởi vậy, mà Bác luôn dành được tình cảm yêu quý của muôn dân. Tuy đời sống giản dị, thanh bạch nhưng tâm hồn Người luôn sôi nổi, phong phú, Bác còn là thi sĩ với nhiều vần thơ hay và tình cảm cao đẹp dành trọn cho non sông đất nước. Bài học về sự giản dị của Bác là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học hỏi và noi theo.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cấu trúc diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài ông đồ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một câu bị động.
Em tham khảo:
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ được cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán (Câu bị động). Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương và mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau (Câu ghép). Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
viết một đoạn văn 10 câu trình bày theo cách diễn dịch, cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối trong bài khi con tu hú. trong đoạn văn có sử dụng câu bị động
Tham khảo
Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.
viết đoạn văn nghị luận kiểu diễn dịch khoảng 8-10 câu có sử dụng câu rút gọn(gạch chân câu rút gọn đó): Bạo lực học đường gây nên nhiều hậu quả cho người bị hại.
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.
Bạo lực học đường gây nên nhiều hậu quả cho người bị hại. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường, khi không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều, trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một câu bị động.
Viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận về nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa".
Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động,phép thế.
Em tham khảo:
Qua đoạn trích ta thấy ông họa sĩ hiện lên là một người rất yêu và say mê với công việc của mình. Đối với ông sáng tác được một tác phẩm là vô cùng khó khăn những ông không từ bỏ mà vẫn luôn tìm kiếm, muốn vẽ ra một tác phẩm ưng ý. Ông được coi là một nghệ sĩ chân chính bởi ông luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để phác họa được một bức chân dung mà người xem hiểu được mà không phải hiểu như một ngôi sao xa(Câu bị động). Và cảm hứng, khát vọng của ông bùng nổ mạnh mẽ khi ông được gặp và tiếp xúc với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Nhìn thấy người thanh niên ấy ông có một sự xúc động mạnh, nó thôi thúc ông phải cầm bút lên vẽ. Mặc dù ''người nghệ sĩ'' biết để phác họa được bức chân dung của anh thanh niên là vô cùng khó khăn nhưng ông chấp nhận sự khó khăn ấy để làm ra một tác phẩm để đời. Qua đây ta thấy ông họa sĩ là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhậy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị.
Phép thế: ông => người nghệ sĩ
Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản "Sống chết mặc bay" (Phạm Duy Tốn). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu bị động
Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu để làm rõ ý: "Bé Thu là một em bé rất yêu ba của mình". Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động. Gạch chân câu bị động.
Em tham khảo:
Nói về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhân vật bé Thu là một nhân vật đã để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Thu là một cô bé tầm 7,8 tuổi, tóc cắt ngắn, ở cô toát lên sự bướng bỉnh, nghịch ngợm, gan lì, thông minh nhưng lại rất giàu tình cảm. Những năm tháng ông Sáu - ba của cô bé chiến đấu ở ngoài chiến trường cũng là từng ấy thời gian Thu sống bị thiếu tình cảm của cha (Câu bị động).Nhưng đến khi ông sáu trở về cô lại nhất quyết không nhận cha, cự tuyệt lại mọi tình cảm, khiến cho ông không khỏi buồn rầu. không phải vì cô là một đứa trẻ hư, không phải cô ghét ông Sáu mà vì tình yêu ba của cô quá sâu nặng. Trong trí óc non nớt của một đứa trẻ chưa hiểu chuyện, chưa hiểu về vết sẹo dài đáng sợ trên mặt ông Sáu, Thu yêu ba, nhớ mong về ba, tình yêu ấy đặt lên mức tôn thờ, không gì có thể lay chuyển nổi. Đó cũng chính là lí do khi hiểu ra mọi chuyện thì tình yêu ba lại trở nên mãnh liệt đến vậy. Thu không để ba đi, tiếng ba đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ấy tạo nên sức mạnh lớn, ám ảnh sâu trong tâm trí người đọc về một cô bé có tình yêu thương ba tha thiết.