PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA EM SAU KHI ĐỌC TRUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
GIÚP MÌNH NHÉ MỌI NGƯỜI!!!
Viết đoạn văn khoảng ( 100 đến 200 chữ ) nêu cảm nghĩ về một truyện đã học hay một nhân vật trong số các truyện đã học.
xin để tham khảo
lớp 6*
các truyện như em bé thông minh,thánh Gióng,sự tích Hồ Gươm
giúp tui đi tui ôn ;-;
Tham khảo:
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
Câu chuyện thánh gióng giúp em hiểu thêm về nhân vật gióng-một vị anh hùng có công đánh giặc cứu nước .Hằng năm,em thường xuyên đến hội gióng để nhớ đến công ơn của vị anh hùng này. Xin lỗi bạn mình ko giỏi văn :((
sau khi đọc truyện sự tích hồ gươm em có suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, em thấy bản thân mình phải cso trách nhiêm hơn. Tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bố mẹ, góp sức cho đất nước từ những việc nhỏ nhất như là cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ, thầy cô
------------------ nếu thấy đúng thì cho mình 1 like nha-----------------------
Viết 1 đoạn văn 200 chữ phát biểu cảm nghĩ của em về truyện sự tích hồ gươm
sau khi đọc truyện sự tích hồ gươm em có suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?. Help me
sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, em thấy bản thân mình phải cso trách nhiêm hơn. Tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bố mẹ, góp sức cho đất nước từ những việc nhỏ nhất như là cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ, thầy cô
------------------ nếu thấy đúng thì cho mình 1 like nha-----------------------
Sau khi đọc xong truyện "Sự tích Hồ Gươm" em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta? Giúp mình với🥺🥺🥺🥺
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.
nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện sự tích dưa hấu
Bài làm:
Sự tích dưa hấu và nhân vật An Tiêm đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về những phẩm chất tốt đẹp của con người và sự tình thần phi thường của anh trong cuộc sống. Đây không chỉ là một câu chuyện đơn giản về một loại trái cây, mà còn là một bài học về tấm lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, và tinh thần sáng tạo.
An Tiêm, dù là con nuôi của vua và được hưởng nhiều phúc lợi, đã luôn giữ vững niềm tin rằng "Của biếu là của lo, của cho là của nợ." Anh không chấp nhận sự vô tâm và vô ơn từ phía vua Hùng và bọn nịnh thần. Thay vào đó, An Tiêm quyết định đối mặt với khó khăn và đày ra hoang đảo với lòng kiên định và lý tưởng cao cả.
Cuộc sống trên đảo hoang đối với An Tiêm và gia đình anh không dễ dàng. Nhưng anh đã biến những thách thức nghiệt ngã thành cơ hội và hy vọng. Anh thông minh, sáng tạo và kiên nhẫn. Với một miếng dưa hấu bị bỏ lại bởi chim, An Tiêm đã khám phá ra một giống cây mới và tạo ra một nguồn thực phẩm cho gia đình anh.
An Tiêm không chỉ trồng dưa hấu mà còn thả xuống biển để nói với thế giới rằng anh đã thành công và sẵn sàng trở lại đất liền. Anh đã biến một cuộc sống cô độc và khó khăn trên đảo hoang thành một cuộc sống phồn thịnh và hạnh phúc.
Sự tích dưa hấu và An Tiêm đã cho em thấy rằng tinh thần sáng tạo, lòng kiên định, và lòng nhân ái có thể thay đổi số phận của một người và cả một cộng đồng. Điều này là một thông điệp đầy ý nghĩa về giá trị của lòng kiên nhẫn và khả năng thích nghi trong cuộc sống.
Nhớ An Tiêm và câu chuyện về dưa hấu, em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc biến khó khăn thành cơ hội và luôn giữ tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trở nên sâu sắc hơn trong trái tim em, và em cảm ơn cuộc sống đã cho em cơ hội học hỏi từ sự tốt lành và đức tính của những người như An Tiêm.
la em thay cau be rat cham ngoan va hien hau em rat thich bn do vi ...
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Buổi học cuối cùng”
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men. tich nhe 24 gio
Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Sự tích Hồ Gươm” bằng một đoạn văn.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
-kể lại 1 sự việc trong bài thánh gióng và nêu phát biểu và cảm nghĩ của em về sự việc đó
-Nêu cảm nghĩ, phát biểu của em về kết thúc của truyện Thánh Gióngnhf
Giúp mình với
tham khảo
⇔ Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.
sự việc gióng tận 12 tháng sau mới đc sinh ra,đây là hiện tượng em ngạc nhiên nhất khi đc truyện,ngta thì 9 tháng 10 ngày sinh còn gióng tận 12 tháng