Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 7 2019 lúc 9:10

Để chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2018 lúc 17:39

Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.

Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
10 tháng 7 2017 lúc 3:22

- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;

+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;

+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 6 2018 lúc 17:35

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Huec
Xem chi tiết
ONLINE SWORD ART
20 tháng 4 2022 lúc 16:34

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013). Đây là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Từ khái niệm có thể thấy rằng khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

 

Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được tiếp tục ghi nhận trong Hiến pháp (cũng tại Điều 30), Luật khiếu nại, Luật tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011). Như vậy, công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Công dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan nhà nước, nhưng khác với tố cáo ở chỗ là tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo. Khi công dân thực hiện quyền tố cáo thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp. Nội dung tố cáo của công dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có những tố cáo về những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan, trong đó có cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức… Khi thực hiện quyền tố cáo là công dân đã thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hay nói rõ hơn thực hiện quyền tố cáo chính là việc tỏ rõ trách nhiệm của công dân không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lý của Nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước để đây thực sự là những “người đại biểu của nhân dân”, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước.

 

Có thể nhận thấy, quyền giám sát chính là cơ sở để phát sinh quyền khiếu nại, quyền tố cáo bởi vì thông qua giám sát, công dân mới phát hiện những sai trái, vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và cán bộ của cơ quan Nhà nước để tiến hành khiếu nại hoặc tố cáo. Vì vậy, quyền khiếu nại và quyền tố cáo là hai quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân, khẳng định tính chất tham gia quản lý Nhà nước của công dân.

 

2. Thực tiễn pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo hiện nay

 

Quá trình cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại Việt Nam nhìn chung trải qua nhiều giai đoạn và có rất nhiều các văn bản dưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Có thể nhận thấy xuất phát từ nhiều bất cập của các quy định pháp luật giai đoạn trước đây đã làm cơ sở cho việc ban hành Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 (được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 02 thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012). Hai đạo Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khắc phục nhiều hạn chế bức xúc của giai đoạn trước của pháp luật ảnh hưởng đến quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân như khiếu nại tập thể, cơ chế bảo vệ người tố cáo,... Có thể kể đến một số điểm mới về quyền khiếu nại, quyền tố cáo trong hệ thống các văn bản hiện hành như sau:

 

- Đầu tiên có thể kể đến việc nhờ Luật sư giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu như trước đây Luật khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại có quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại thì lần này Luật Khiếu nại năm 2011 quy định  người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một điểm mới, tiến bộ nhằm giúp cho người khiếu nại vốn là bên “yếu thế” ít hiểu biết pháp luật được trợ giúp, tiếp cận những quy định của pháp luật để nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, để phù hợp với những quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc của nhà nước ta chăm lo đến các đối tượng chính sách, người nghèo, người già yếu cô đơn, đồng bào dân tộc thiểu số… nhằm giúp họ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Một điểm nữa cần quan tâm là đối với quyền được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, lần này Luật Khiếu nại năm 2011quy định rõ hơn, cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Điều này đã giúp cho người khiếu nại tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết để làm căn cứ cho việc khiếu nại của mình.

 

- Luật Khiếu nại quy định cho người khiếu nại có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại (trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước). Việc quy định trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người khiếu nại tiếp cận với những tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại để làm cơ sở cho việc khiếu nại của mình. Điều này đã xóa bỏ được “cơ chế xin cho” trong việc đề nghị các cơ quan tổ chức cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan, đồng thời giải tỏa được “gánh nặng” của người khiếu nại khi phải đi “xin” tài liệu ở các cơ quan, tổ chức đang lưu giữ.

 

- Một quy định mới nữa về quyền của người khiếu nại đó là họ có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Xuất phát từ thực tiễn đã có không ít vụ việc vì thi hành quyết định hành chính sai, để lại hậu quả lớn rất khó khắc phục về sau gây khó khăn cho công dân và các cơ quan nhà nước. Nay với quy định này sẽ giúp làm tránh những thiệt hại không thể khắc phục được do phải thi hành quyết định hành chính có sai trái. Vấn đề khởi kiện hành chính tại Tòa án cũng được Luật Khiếu nại quy định rõ hơn, cụ thể hơn. Nếu như trước đây, việc khởi kiện hành chính tại Toà án của công dân gặp rất nhiều khó khăn do quy định bất cập của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Luật Tố tụng hành chính và người dân chỉ có thể khởi kiện ra tòa sau khi đã qua bước giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính nhà nước, thì nay Luật Khiếu nại quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Điều đó có nghĩa là người khiếu nại có thể lựa chọn và khởi kiện thẳng ra Tòa án, khiếu nại không còn là thủ tục bắt buộc. Quy định này phù hợp với tinh thần của Luật Tố tụng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình.

 

- Đối với người tố cáo, Luật tố cáo đã quy định bổ sung người tố cáo có thêm các quyền như: quy định việc giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác là quyền đương nhiên của người tố cáo và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm quyền này của người tố cáo. Vì đây là quyền của người tố cáo nên người tố cáo có thể thực hiện hoặc không thực hiện.

 

- Đối với người bị tố cáo, Luật mới đã bổ sung quy định người bị tố cáo có quyền được nhận thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; được xin lỗi, cải chính công khai do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra. Người bị tố cáo cũng có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

 

- Bên cạnh đó, đối với người giải quyết tố cáo, Luật tố cáo đã quy định một điều về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo (Điều 11). Theo đó, người giải quyết tố cáo có các quyền: yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;... Đồng thời, người giải quyết tố cáo có nghĩa vụ: bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo...

 

- Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định rõ hơn cơ chế bảo vệ người tố cáo. Trước đây, Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã ghi nhận một số nguyên tắc bảo vệ cho người tố cáo, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ cho người tố cáo. Tuy nhiên, những quy định đó chưa được cụ thể và thiếu cơ chế tổ chức thực hiện. Khắc phục tình trạng đó, Luật Tố cáo 2011 bổ sung một chương mới - Chương V: Bảo vệ người tố cáo (từ Điều 34 - đến Điều 40). Đây là một chương mới với các nội dung cơ bản như: quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ  người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người tố cáo. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo.

 

Có thể nhận thấy với những quy định mới về quyền của người khiếu nại, người tố cáo đã hướng đến việc mở rộng dân chủ trong việc thực hiện quyền chính trị cơ bản của công dân và hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong quá trình cải cách hành chính của nước ta. Tuy nhiên, pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân hiện nay vẫn còn một số bất cập như:

 

- Chủ thể của quyền khiếu nại còn chưa thống nhất trong Luật khiếu nại năm 2011. Theo khoản 1, 2 điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không được có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 3 của Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Điều 50 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001): “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Tuy nhiên, với quy định của khoản 1, 2 của Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền hiến định này của người nước ngoài.

 

- Về quy định người giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Khoản 6, điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, Khoản 1 điều 7 của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Những quy định này không phù hợp và có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011 bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Do đó, nếu như phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng không phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật. Tuy nhiên, với quy định không rõ ràng như khoản 1, điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại lòng vòng, không đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.

 

- Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nước. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Theo thống kê của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), qua kết quả kiểm tra bước đầu từ năm 2002 đến năm 2005 đã phát hiện 33 tỉnh, thành ban hành 86 Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị có nội dung trái pháp luật. Lĩnh vực có nhiều văn bản sai trái nhất là: xử lý vi phạm hành chính, ưu đãi đầu tư, biên chế, đất đai, lệ phí. Tuy nhiên quá thời hạn ngày 10/2/2006 (theo đề nghị của Bộ Tư pháp) chỉ có 16/33 địa phương tự bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của mình.

 

- Hiện nay các văn bản khác có liên quan (nhất là quyền khiếu nại, tố cáo trong một số lĩnh vực nóng như đất đai, phòng chống tham nhũng,…) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân hiện nay chưa cao, vẫn chưa đủ cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những thay đổi đáng kể.

 

3. Một số bất cập trong quá trình thực thi quyền khiếu nại, tố cáo

 

Có thể nói rằng quy định của pháp luật hiện nay về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã có một bước phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để người khiếu nại, người tố cáo yên tâm thực hiện quyền của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo những quy định hiện hành về quyền khiếu nại, quyền tố cáo từ góc nhìn thực tiễn của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số nội dung cần làm rõ và quán triệt để các quy định này đi vào đời sống xã hội và có hiệu lực trên thực tế. Trong bối cảnh Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 chỉ mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2012, Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số hạn chế điển hình trong thực thi pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo thời gian qua như sau:

 

Thứ nhất, về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

Có thể thấy đây là hai lĩnh vực rất nóng bỏng của đời sống xã hội từ nhiều năm nay. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2005 đến 30/6/2009, các cơ quan hành chính nhà nước trung ương và địa phương đã tiếp nhận 628.305 đơn khiếu nại với tổng số 442.433 vụ việc và đã giải quyết 295.820 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 93,42%. Trong số đó, Ủy ban nhân dân các cấp đã nhận 520.586 đơn khiếu nại với tổng số 263.225 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 246.404 vụ việc, đạt 93,6%. Các Bộ, ngành nhận được 107.719 đơn khiếu nại với tổng số 53.401 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 49.416 vụ việc, đạt 92,53%. Trong năm 2010, cả nước đã phát sinh 22.997 lượt đơn tố cáo với 13.152 vụ việc chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đọat tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý. Qua giải quyết các cơ quan chức năng  đã kiến nghị, thu hồi cho Nhà nước 48.187 triệu đồng, 63,35 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng, 123 ha đất và xử lý hành chính 754 trường hợp, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ với 89 người. Cụ thể tại một địa phương, từ năm 2006-2010, số công dân khiếu nại, tố cáo tại Thành phố Hà Nội là 173.265 (tăng 20% so với giai đoạn 2001-2005). Số cuộc thanh tra đã triển khai là 1400; đã giải quyết 11.821 vụ khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, trong năm 2008 khi phân tích 3.278 đơn tố cáo cho thấy có 1.206 đơn tố cáo đúng và 1407 đơn tố cáo sai (42,8%). Qua đó, khá nhiều đơn tố cáo còn chưa chính xác. Cá nhân hoặc đơn vị nếu bị tố cáo sai, ở mức độ nhẹ thì chưa có thiệt hại, nhưng nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng cần phải có hình thức xử lý người tố cáo.

 

Thứ hai, về cơ chế giải quyết khiếu nại, cơ chế bảo vệ người tố cáo.

 

- Hiện nay, cơ chế giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; việc khởi kiện của người dân tại Toà án còn bị hạn chế; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là giải quyết khiếu nại lần đầu còn quá phức tạp, thời hạn giải quyết dài, chưa tạo thuận lợi cho công dân; chưa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại chưa cao; chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực đất đai… còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại.

 

- Về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP thì việc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo có thể coi là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, do mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau cho nên nếu cán bộ, công chức và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu sắc, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó có thể được đảm bảo. Ví dụ như trường bà M có đơn tố cáo ông P và gửi tới Báo D, sau khi nhận được đơn này, Báo D đã chuyển đơn cho cơ quan Thành phố nhưng theo quy định của pháp luật thì cơ quan Thành phố lại không có thẩm quyển giải quyết mà thẩm quyền giải quyết nội dung tố cáo này thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N. Do đó, cơ quan Thành phố đã có văn bản chuyển đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N để giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời gửi một bản để trả lời Báo D. Sau khi nhận được văn bản của cơ quan Thành phố, Báo D đã cho đăng toàn bộ văn bản trả lời của cơ quan Thành phố trên mặt báo với với đầy đủ thông tin cá nhân của người tố cáo là bà M và người bị tố cáo là ông P. Vấn đề đặt ra là bất kể bà M có yêu cầu bảo vệ thông tin cá nhân hay không nhưng việc tiết lộ thông tin cá nhân của bà M là không đúng quy định của Luật Tố cáo về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo.

 

- Về căn cứ để yêu cầu bảo vệ: Mục 2 và Mục 3, Chương 3 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định "khi có căn cứ" cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm; hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử tại nơi làm việc... của bản thân người tố cáo và người thân thích của người tố cáo thì tùy từng trường hợp họ có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là "có căn cứ" theo quy định trên đang còn là một vấn đề vì quy định này không liệt kê hoặc định lượng ở  mức độ nào, những biểu hiện nào, những hành vi nào thì được coi là "có căn cứ". Vì vậy, trên thực tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống: Một là, việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; chưa thực sự có thể xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm... của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo nhưng khi được yêu cầu, người có thẩm quyền, trách nhiệm vẫn quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trường hợp này không những gây tốn kém không cần thiết mà còn có thể dẫn đến những tình huống không hay về mặt tâm lý, dư luận xã hội... Hai là, tình huống thực sự rất cần phải bảo vệ người tố cáo nhưng có thể do quan điểm chưa đủ "căn cứ" nên người có thẩm quyền, trách nhiệm chưa kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến hậu quả việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy địn

 

- Về quan hệ phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo vệ người tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP, trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo trước hết thuộc người giải quyết tố cáo, sau đó là trách nhiệm của các cơ quan phối hợp như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, Ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú, cơ quan công an có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan khác. Có thể nói về mặt nguyên tắc, việc quy định như vậy đã cơ bản khắc phục được tình trạng người tố cáo “phải tự đi tìm người bảo vệ mình”, hạn chế được khả năng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, nếu việc phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan không tốt, thì việc bảo vệ người tố cáo vẫn khó có thể đạt yêu cầu trên thực tiễn, nhất là trong các tình huống bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người tố cáo theo quy định tại Mục 2 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP. Chẳng  hạn, Khoản 2, Điều 14, Mục 2 của  Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định: “Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết”. Thực hiện quy định này có thể nảy sinh 02 vấn đề: Một là, việc xác định “cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập” là cơ quan cấp nào? Cấp xã, cấp huyện, hay cấp tỉnh? Nếu chưa xác định rõ vấn đề này cũng sẽ là một lúng túng cho người giải quyết tố cáo khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ. Hai là, trên thực tế, rất hiếm khi người giải quyết tố cáo đồng thời là người trực tiếp xác minh nội dung tố cáo mà thông thường là giao cho cơ quan thanh tra thành lập đoàn xác minh cho nên khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình có thể bị gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe… thì họ thường sẽ thông báo và yêu cầu đến người xác minh. Sau đó, người xác minh báo cáo lại người giải quyết tố cáo tiến hành chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ....

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2017 lúc 13:12

1-e; 2-c;3-a; 4-b

Bình luận (0)
Thảo Nguyên 2k11
Xem chi tiết
(:!Tổng Phước Ru!:)
11 tháng 5 2022 lúc 17:18

đội mũ bảo hiểm

Bình luận (6)
ka nekk
11 tháng 5 2022 lúc 17:18

refer:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn. - Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng. - Chấp hành đúng luật lệ thông giao: + Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

Bình luận (0)
︵✿Linh Anh Vũ Trần‿✿
11 tháng 5 2022 lúc 17:18

tham khảo:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn. - Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng. - Chấp hành đúng luật lệ thông giao: + Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

Bình luận (0)
Nữ Hoàng Xinh Đẹp
Xem chi tiết
Nữ Hoàng Xinh Đẹp
4 tháng 1 2019 lúc 7:41

Công dân nha mấy bạn

Bình luận (0)
✿ℑøɣçɛ︵❣
4 tháng 1 2019 lúc 7:44

2 chứ mấy

Bình luận (0)
Phạm Tiến Long
4 tháng 1 2019 lúc 8:15

don gian nhu dan ro vi may ngu

Bình luận (0)

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn