từ hơi xuân trong câu thơ "trong lời du của mẹ thấm hơi xuân"có những lớp nghĩa nào hãy chỉ rõ
Từ "hơi xuân" trong câu thơ "trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân" có những lớp nghĩa nào?
Trong câu thơ thứ hai:Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"
-Từ "xuân"có thể hiểu theo những lớp nghĩa nào ?
-Chỉ ra và phần tích tác dụng BPTT trong câu thơ
Chỉ rõ những lớp nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Lớp nghĩa nào là chính? Vì sao?
có hai lớp nghĩa :nghĩa đen và nghĩa bóng
nghĩa bóng là chính. Vì lớp nghĩa này làm cho bài văn có ý nghĩa hay ,nó dùng để nói lên thân phận của ng phụ nữ và lên án xã hội phong kiến xưa .
1. Chỉ rõ những lớp nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Lớp nghĩa nào là chính? Vì sao?
Em tham khảo:
Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước
Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
=> Lớp nghĩa thứ 2 là chính vì ở đây tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.1,từ ''hơi xuân'' trong câu thơ Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân có những lớp nghĩa tường minh. nghĩa hàm ý như thế vào. Hãy chỉ rõ
2,hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu ) nêu suy nghĩ của em về tình mẹ và bổn phận của những người con
Trong mỗi câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người?
– Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)
– Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
– Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
– Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"
Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên
TL:
Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)
Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội
Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(
giới thiệu mùa xuân đồng thời thể hiện t/c của tác giả với mùa xuân :)) => bừa
thik thì tin k thik thì tin
Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, có những câu thơ nào dùng từ xuân? Theo em, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào mang nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo cách nào? Nghĩa của mỗi từ “xuân” đó như thế nào?
: Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” có những câu thơ dùng từ “ Xuân”:
- Làn thu thủy, nét xuân sơn.
- Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Theo em từ “ Xuân” nào mang nghĩa gốc, từ “ xuân” nào mang nghĩa chuyền,
chuyển nghĩa theo cách nào? Nghĩa của mỗi từ “ xuân” đó như thế nào?
Theo em :
- từ "xuân" trong câu thơ " Làn thu thủy nét xuân sơn" mang nghĩa gốc. Từ này chỉ về mùa xuân một mùa trong năm
- còn từ "Xuân" trong câu " Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" mang nghĩa chuyển.Từ này mang nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ chỉ thanh xuân, tuổi trẻ của Thúy Kiều.