Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Vũ Tùng Bách
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
20 tháng 2 2022 lúc 16:24
2. Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng - mẫu 1

Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.

Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái.

 

Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.

- Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?

Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.

- Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.

Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.

Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muốn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.

- Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.

 

Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:

- Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.

- Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.

- Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.

Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.

- Con. . . - Tôi ngập ngừng. - Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.

Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.

Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.

Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đã nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trân Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Hòa
19 tháng 2 2018 lúc 11:24

                                                                                          Bài làm:

 Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bắt đầu hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo những món quà nhỏ là niềm vui hơn cả ngày Tết...

 Cụ Xuân Phương nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.

 Đã thành thông lệ suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đêm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợn trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà Tết. Mỗi phần quà cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10kg gạo và vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng... Đối với người bình thường, món quà này chẳng nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ "Có nhớ mỗi dịp Tết cụ tawngjquaf cho bao nhiêu người không?". Cụ lắc đầu: "Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác "tiêu" khoảng năm tấn gạo và 1 tấn đường."

 Cụ Phương có 7 người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sống thui thủi một mình họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng họ chỉ biết góp tiềng về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang đi làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc nhất là được làm một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.

 Cụ Phương là một người nhân hậu, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác,

Bình luận (0)
Phùng Thanh Mai
26 tháng 4 2018 lúc 20:49

                                                                              Bài làm
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”

 

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về“.

 

“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
 

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.


Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình… 

“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.

Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình

Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à. 

Bình luận (0)
Jasmine
Xem chi tiết
minamoto mimiko
Xem chi tiết
Bạch Dương Dễ Thương
26 tháng 6 2018 lúc 8:26

Giỏi văn :))

Bình luận (0)
kimi trưởng ( team sweet...
11 tháng 12 2021 lúc 14:59

giỏi văn thì giỏi thật nhưng khuyên các FA ko nên đọc nhé !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khoa Lê
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 19:54
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con. Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can. Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước ***** yêu dấu.
Bình luận (0)
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 19:54

trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:21

Bài 1:Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.
Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.
Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến

Bài 2:Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với ***** Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!



 

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
15 tháng 8 2019 lúc 11:22

 PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:

- M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.

- PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tất.

- M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.

Bình luận (0)
Trịnh Đức Hiếu
29 tháng 6 2021 lúc 7:43

câu hỏi hơi dài lên hỏi google

 

Bình luận (0)
Bùi Hải Nam
4 tháng 8 2021 lúc 11:38
Vậy cô cho em hỏi cô sẽ chọn miếng đậu cháy đen hay miếng đậu trắng
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Ngô Nhật Minh
16 tháng 12 2022 lúc 22:12

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Em là một học sinh giỏi tiêu biểu của lớp, cũng là liên đội trưởng của trường. Em luôn chăm chỉ học hành, làm bài đầy đủ, chuẩn bị bài lên lớp. Thế nhưng cũng có lần em đã bỏ quên làm bài về nhà để đi chơi.

Hôm đó là thứ Hai lại đúng vào ngày rằm trung thu, em có rất nhiều bài về nhà cần hoàn thành. Mẹ nói buổi chiều em hãy làm bài để tối đi chơi trung thu nhưng em lại muốn ngủ, em dự tính để tối sẽ làm tất cả các bài về nhà. Thế nhưng đến tối khi ăn cơm xong, nghe tiếng trống thùng thình cùng đoàn múa lân rầm rộ ngoài ngõ em liền muốn lao ra đường thật nhanh để cùng đi rước đèn. Em đã có một đêm đi rước đèn trung thu thật vui và mệt, về đến nhà em liền đi ngủ mà không nghĩ gì đến bài về nhà.

Sáng hôm sau, em đến lớp hào hứng kể chuyện cho các bạn nghe về hội trung thu ở xóm em. Đến khi thầy cô giáo kiểm tra bài về nhà em mới sực nhớ ra là mình chưa làm một bài nào cả. Giây phút đó em cảm thấy rất xấu hổ, tự trách bản thân đã mải chơi quên học, nếu như em nghe lời mẹ làm bài từ chiều thì đã không xảy ra sự việc này.

Từ đó trở đi em luôn nhắc nhở bản thân phải đặt việc học lên trên việc chơi. Nếu muốn được chơi thì phải hoàn thành việc học. Chúng ta có thể hoãn việc chơi chứ không thể hoãn việc học, bởi như vậy sẽ bị thụt lùi so với các bạn.

Bình luận (0)
Yukinoh Lê
Xem chi tiết
Chanh Xanh
25 tháng 11 2021 lúc 7:45

Tham khảo

 

Thu tàn trời đã sang đông

Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy

Người trao khát vọng hôm nay

Chắp cho đôi cánh em bay vào đời

Bình luận (0)