Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 4 2021 lúc 21:06

Tham khảo nha em:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Name No
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
6 tháng 3 2022 lúc 19:06

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Thanh Hoàng Thanh
6 tháng 3 2022 lúc 19:07

Tham khảo

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
................................
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."

Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
16 tháng 12 2023 lúc 11:48

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

Vũ Minh Nhật
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
11 tháng 5 2022 lúc 22:14

Tham khảo:

Trên con đường đời đầy chông gai, bạn đã nao giờ gặp khó khăn chưa. Chắc chắn ai cũng gặp phải điều đó. Nhưng đừng nên bỏ cuộc vì " khi những khó khăn qua đi, mọi điều may mắn tốt đẹp sẽ đến."

Cuộc sống không bao giờ trải đầy màu hồng mà nó sẽ có những mảu xám xịt khiến chúng ta gục ngã. Những khó khăn mà chúng ta thường gặp đó là thể là khó khăn trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống. Tất cả mọi điều trong cuộc sống của chúng ta sẽ đều phải gặp khó khăn. Nhưng không vì những khó khăn đó mà chúng ta từ bỏ. Vì đằng sau những khó khăn đó mà chúng ta vượt qua chúng ta sẽ thấy được những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến. 

Chẳng hạn, chúng ta có thể đặt bản thân mình trong đại dịch Covid-19, đại dịch này không chỉ là khó khăn cho bản thân mình mà là khó khăn cho toàn dân tộc. Khi chúng ta phải gồng mình để đầy lùi dịch bệnh. Có lúc chúng ta thấy việc phòng chống dịch bệnh này khá khó khăn. Đã không biết bao nhiêu người bị mắc và số người tử vong của nó cũng ngày càng tăng cao. Nhưng sau những khó khăn phòng chống dịch đó chúng ta đã thấy được tình hình dịch bệnh ổn hơn, cuộc sống của bạn đã trở lại bình thường mới. Vậy nên không có gì quá khó khăn đối với chúng ta, mà bạn đã cố gắng để vượt qua nó chưa. 

Hãy nghĩ đến những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến đễ chúng ta cùng nhau vượt qua những khó khăn đó.

Trang Noo
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 9 2016 lúc 21:31

   Giản dị không những giúp bạn được yêu mến hơn, quý trọng tiết kiệm được thời gian ,....mà nó còn khiến bạn là một con người hoàn hảo về nhân cách con người bạn.

-Giản dị không chỉ đơn thuần là những bộ quần áo mà nó còn thể hiện ở lối bạn,nói lên về con người thật bề ngoài lẫn bên trong. 

- Giản dị giúp ta lấy lòng cũng như hoàn thành những công việc được nêu trên.

Nói chung bạn học được cách giản dị và bạn đã học được gần một nửa của cuộc sống.

Chúc bạn học tốt!hihi

An Nguyễn
14 tháng 9 2017 lúc 18:20

mik ko bik nữa bn hỏi mấy bn khác thử xem sorry nhakhocroi

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Linh Phương
27 tháng 11 2016 lúc 9:55

a. Mở đầu

- Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.

- Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

b. Phần nội dung :

- Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.

- Mình loay hoay định giơ vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.

- Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.

- Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.

- Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.

- Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, có không tin là bạn quên mà cho là bạn có tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.

- Cô, phê bình bạn

. - Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

c. Kết luận - Bạn đã chuyển trường theo gia đình.

- Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.

Bạn dựa vào dàn ý để làm nhé!

 

Thảo Phương
27 tháng 11 2016 lúc 15:53

MB:
Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)
TB:
Đơn giản là kể chuyện:
+Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…
+Tâm trạng khi phạm lỗi: nên chuyển biến tâm trạng
VD ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn,…
+Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận
+Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…
+Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,…(kết quả)?
+Kết chuyện
KB: Bài học rút ra cho chính bản thân

Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 20:18

Kỉ niệm về tình bạn của tôi với Lan rất đẹp, nó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì mình có được một tình bạn đáng quý ấy. Tình bạn của chúng tôi càng lớn hơn khi tôi đã làm một chuyện có lỗi với bạn. Sau lần đó chúng tôi hiểu nhau hơn và càng gắn bó với nhau hơn trước.

Cái lần đáng nhớ ấy đối với chúng tôi đó vào ngày sinh nhật lần thứ 15 của bạn. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Cũng vì chúng tôi rất thân nhau, nên phòng của bạn cũng nhu phòng của tôi, nên tôi đã nên giường của bạn nằm nghỉ mà không e ngại điều gì. Nằm lên chiếc giường nhỏ nhắn của bạn, tôi đu đưa theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài nhỏ, cảm giác có cái gì cộm dưới giường, tôi lôi lên hoa ra đó là cuốn nhật kí của bạn.

Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Lan đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch. Lan nói to:

-Bạn đang làm gì đó!

Bị bất ngờ, tôi cuống quýt, sự xấu hổ cùng sợ hãi hiện lên nét mặt của tôi, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt, ánh mắt bạn dành cho tôi khác với những ngày bình thường.
-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi!

Bữa tiệc diễn ra vẫn rất vui vẻ, Lan đã cố gắng để mọi người không nhận thấy sự khác lạ trong quan hệ của chúng tôi. Buổi tiệc tan, Lan vẫn vui vẻ tiễn tôi cùng các bạn ra về. Về nhà tôi rất day dứt về hành động của mình, tôi tự trách mình " tại sao mình lại to mò đến vậy ."Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!

Tôi đã thức cả đêm suy nghĩ để tìm ra cách xin lỗi, khiến bạn mở lòng mà tha thức cho tôi. Nhưng điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên đó là việc, trong khi tôi đang bối rối không biết nói thế nào thì bạn nhìn tôi và nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chữa và nói lời xin lỗi là người tốt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thế mình sẽ tha thứ cho cậu.
Lời nói của bạn đã giúp tôi cảm nhận được một tình bạn lớn lao mà bạn dành cho tôi. Xem trộm những điều riêng tư của người khác là việc làm đáng phê phán, chúng ta đừng nên mắc sai lầm, đừng làm rạn nứt tình cảm quý giá mà không phải ai cũng có được.

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !

Hoàng Bảo Châu
Xem chi tiết
Thảo Chi ~
21 tháng 1 2019 lúc 13:14

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Hoàng Bảo Châu
22 tháng 1 2019 lúc 11:23

có dùng học tốt hay giải k nè

Đào Kim Luận
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo
31 tháng 3 2018 lúc 10:01

Sorry bạn nha Mình chỉ mới học Giải thích chứng minh vào nghị luận thôi