viết bài văn tả iển hồ, gia lai. mơn m.n trc ạh
viết một đoạn avwn tả về cơn mưa( ở thành phố)... ko chpes mạng ạh'....... mơn m.n trc ạh
hãy tả về khu vườn nhà em. cảm ơn m.n trc ạh, cs thể cho em vài ý tưởng ko phải từ mạng đc ko ạh
Viết 1 bài văn thuyết minh về biển hồ(Gia Lai) ( ko copi trên mạng giúp mình với )
Júp mk vs!!
Đề bài: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 10-12 câu tả chú cảnh sát giao thông đag lm` việc dưới trời nắg nóg.
~M.n uiii giúp mk vs!!!! Mơn nhìu nha!!!~
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở đó, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn.Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh. Chú tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông. Đường phố những ngày hè thật đông đúc, ồn ào. Chú nhanh nhẹn, bình tĩnh, hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải. Dòng xe cộ lộn xộn bây giờ đã được phân thành hai luồng giao thông dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Nhìn những giọt mồ hôi giơi đầy trên trán chú, em thấy thương chú thật nhiều, trưa hè như vậy mà chú vẫn phải làm việc, phân luồng giao thông, giữ vẻ bình yên cho đường phố. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho quê hương mình.
Có chỗ nào ko hay thì bạn bổ sung nhé!!!!!!! Mình viết rất mỏi tay nên ko thể viết nhiều được
Sao ko ai giúp zậy nèk? Mai mk phải nộp r. Huuuuuu
Viết đoạn văn bằng t.a miêu tả biển lúc hoàng hôn
M.n giúp e vs nhen.e mơn nhìu^^ đừng dùng google dịch nha :3
thôi, chắc muội bó tay á
khó quá ak, chỉ bk lm tiếng việt
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
Trong các kì nghỉ hè em đc tham quan nhiều nơi cùng gia đình. háy viết 1 bài văn tả lại cảnh đẹp em yêu thích nhất.
giúp mình nha các bạn mơn nhìu
ĐÂY LÀ BÀI THAM KHẢO:
Vào dịp nghỉ hè , tôi được đi Nha Trang chơi cùng gia đình . Khi dến nơi thì trờI đã tốI mẹ bảo phảI ngủ sớm dể ngày may có sức đi chơi . Mẹ gọI tôi dậy rất sớm . Khi ra dến biên tôi nghe tiếng sóng rì rào giống như một khúc khạc tươi vui . Một ngọn gió lạnh thoảng qua làm cho những cây dừa đung đưa .Sóng vẫn vỗ ào ào không gớt trờI dất vẫn yên tỉnh .
Một vệt hồng xuất hiện lên ở phía chân trờI, lớn dần cho tớI khi rảI thành một con đường hồng thắm , rạng rơ từ đó đến chô chúng tôi .Mặt biên thì óng ánh màu hồng nhạt .
Và phía chân trờI mặt trờI xuất hiện .Những tia nắng choi chan bắt đầu trảI khắp mọI nơi . Càng lên cao thì mặt trờI dần dần mất đi màu hồng mà xuất hiên màu đỏ chói chan.Mặt biên chói chan nhìn đến đau mắt.
Biên thức dậy hòan toàn càng lúc sóng càng vỗ mạnh .Những con thuyên sao khi ra khơi bây giờ đã về . Kia một con sóng bỗng phóng cao lên , hăn hái tiến nhanh vào bờ .Những con sóng cứ chồm lên nhau mà lao vào bờ ,bọt nước trắng xoá cùng nhưng tiếng rì rào sôi động .
Trong khi biên đang cuồn nhiệt nhảy múa. Thì nhừng nguờI đi tắm biển sớm đã tập trung khá đông. Ngưòi ta tràn xuống biên và kêu lên khi thây một con sóng lớn nhảy qua đầu . Thỉnh thoang có những đứa bé bị sặc nước .Đằng kia nhưng đứa trẻ lún túng e dè trước những cơn sóng của biển, có lẽ đây là lần đầu chúng được ba mẹ cho đi chơi biển. bên cạnh đó cũng có nhưng đứa rất háo động bày đủ mọI trò chơi . Em đã nhanh chóng làm quen được vớI rất nhiều bạn và cùng bạn xây lâu đài cát. Nước mặt biên dầy những màu sắc .Trên bờ cát những con còng bé tí đang chạy lăng xăng . Người tắm biển đông dần .Quanh chỗ tôi đứng có rất nhiều đun cát nhỏ .Môĩ khi sóng rào làm nó tang biến , thì ra đây là công trình của các chú dã tràng . “Dã tràng xe cát biển đông ” câu ca dao này đã nghe rất niều lần nhưng bây giờ mớI được trảI niệm .Không biết tạI sao con đã tràng lạI làm nhưng công việc vô ích đó thế nhỉ. Nhưng nhưng chú dã tràng ấy đã đem đến những niềm vui thú vị cho những đứa trẻ như chúng em.
Bây giờ,mặt trờI đã dần lên cao trên đỉnh đầu những tia nắng chói chang đang dần lấn áp ánh nắng ấm áp của buổI sớm mai . lúc này cũng là lúc cả gia đình tôi phảI trờI khỏI biển để về khách sạn ăn trưa .Đây cũng là buổI tắm biên cuốI cùng trong kì nghỉ này .
~~CHÚC BẠN HOK TỐT ! ~~
m.n tìm hộ mk CĐT và CDT tronh ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG vs ak mơn m.n trc
Cụm động từ: sống lâu ngày, cất tiếng kêu ồm ộp, cứ tưởng bầu trời, làm nước trong giếng dềnh lên, nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý, con trâu đi qua giẫm bẹp.
Cụm danh từ: một còn ếch, một giếng nọ, bầu trời trên đầu, bé bằng chiếc vùng, một vị vị chúa tể, nhìn lên bầu trời, một còn trâu.
Tham khảo
Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.
Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao.
Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc như tôi điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.
Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng.
Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.
Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.
Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng…
Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi...”, và một câu hỏi nữa cũng cứ lởn vởn: “Sao có quá ít du khách về đây thế?
TK :
Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……
Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai.
Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam.
Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.
Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh.
Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.
Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m.
Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha.
Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.
Con đường nhỏ hẹp nằm ở giưa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây.
Với làn nước xanh biết mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.
Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt.
Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.
Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe.
Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.
Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,..
Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này.
Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ môt vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.
Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku.
Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.
Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy.
Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.
Biển hồ chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.
Qua bài thuyết minh về biển Hồ Gia Lai, có thể nói biển Hồ Gia Lai mang một vẻ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ, với hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương.
Thêm vào đó là một hệ sinh thái phong phú đa dạng. Đây được xem là một địa điểm tiềm năng để đầu tư cho du lịch của đất nước.
refer
Đến với phía Bắc nước ta có Quảng trường Ba Đình – lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là trái tim của thủ đô Hà Nội. Thì khi đến mảnh đất Gia Lai bạn sẽ được gặp lại hình ảnh thân quen của Hồ Chí Minh trên Quảng Trường Đại Đoàn Kết tọa lạc ngay trung tâm thành phố Pleiku, gần quốc lộ 14. Đây được mệnh danh là trái tim của Pleiku, một công trình trọng điểm.
Hình ảnh người cha gia kính yêu của dân tộc đứng vững trên bệ, đưa tay vẫy chào đồng bào khắp cả nước làm gợi nhớ đến tình cảm của Bác đối với dân chúng. Dù qua bao nhiêu bão táp, gió trời thì tượng Chủ Tịch vẫn đứng uy nghiêm, luôn bên cạnh đồng bào Việt Nam. Phía sau tượng Bác, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của đồng bào nơi đây.
Giữa khuôn viên của quảng trường là khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em. Bên phải và bên trái của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên sẽ làm bạn ấn tượng với những chiêng bằng và chiêng núm. Cũng giống như Quảng trường Ba Đình, trước khu tượng đài là những bãi cỏ được xén ô vuông xen kẽ với đá granit tạo thành con đường tản bộ cho mọi người thong dong. Cùng cột cờ cao 25 mét với lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa quảng trường khiến bạn như gợi nhớ đến những chiến công hiển hách.
Vào mỗi sớm mai tinh mơ, khi đàn chim bay lượn, bạn sẽ bắt gặp những người dân chạy bộ, hay đi dạo để hít hà cái không khí trong lành sáng mai, đón một năng lượng mới. Đàn chim bay lượn quây quần, ríu rít trên những cây xanh được trồng. Bầu trời trở về với thời tiết trong lành, xanh, sạch, đẹp hơn bao giờ hết. Không chỉ là nơi tham quan, dạo chơi cho bạn mỗi khi đến. Mà trong những dịp lễ, đặc biệt là khi xuân về, Quảng trường lớn này lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy sẽ đi sâu vào trong tâm hồn mỗi người con khi ghé thăm.
Vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng cái không khí tết hòa trộn giữa sự nhộn nhịp và yên bình tại mảnh đất núi non trùng trùng điệp điệp. Người người, nhà nhà cùng đến đây để ngắm nhìn những bông pháo hoa được bắn tung tóe trên bầu trời.
Cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng trôi ở Pleiku, không quá tấp nập và sôi nổi như người dân Hà thành hay Sài thành. Mà có thể bởi lẽ đó mà Quảng trường Đại Đoàn Kết lại trở thành điểm thu hút du khách đến thăm Pleiku để trải nghiệm sự mới mẻ với những niềm vui và niềm hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất – lòng tự hào dân tộc. Ắt hẳn chúng ta đều sẽ tìm được những cảm giác thoải mái, yên bình tại nơi này.
Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?
Điệu múa trên đồng cỏ
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh xanh da trời: thiên nga.
Thiên nga ít khi bay lẻ, mà từng đôi, từng đôi một dẫn nhau bay trên các triền núi. Khi một cặp vợ chồng sắp sửa có con, chim vợ được chim chồng kiếm cho một hốc cây cao, làm ổ lót hẳn hoi. Chim chồng đặt trứng vào ổ, lấy đất bùn về vít cửa sổ lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ để tiếp tế cho vợ hằng ngày
Con chim chồng thời gian này làm việc hối hả, tất bật. Nó đi kiếm các loài tôm cả ở ven các hồ, suối hoặc ven, sông dành phần ngon cho vợ. Đêm đến, nó đậu ngoài tổ, dùng sải cánh của mình che của tổ, canh gác cho vợ ở bên trong
Khi chim non đã có thể dùng mỏ mổ đất phá tổ là lúc chim bố vui nhất. Mọi nỗi cực nhọc dường như tan biến, nó vừa dùng mỏ cạy đất vừa cất tiếng gọi trong lúc bầy con cũng ríu rít co chân đạp tổ chui ra. Vốn là loài biết bay nên chỉ sau một tuần lễ luyện tập là thiên nga con đã có thể bay theo bố mẹ đi kiếm ăn. Những buổi sáng trên mặt hồ đầy nước, bầy thiên nga con hò hét ầm ĩ. Chúng mải chơi hơn là kiếm ăn. Cho đến tận lúc mẹ gọi về tập múa mỗi hết cãi nhau...
Lũ thiên nga con vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, giống như một bông hoa đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.
(Thiên Lương)
- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
- Khác nhau: về kết cấu
+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu
+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu
Con thỏ trắng | Điệu múa trên đồng cỏ |
Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng | Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga |
Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ | Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga |
Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ | Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga. |