Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Sad boy
13 tháng 7 2021 lúc 10:40

Tham khảo

Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. ... Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực.

Con Lười
Xem chi tiết
????
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 8 2021 lúc 10:49

Tham khảo:

Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nàng là người con dâu hết mực hiếu thảo,  “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra-  Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy (khởi ngữ), Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 10 2018 lúc 15:44

Tác giả khắc họa vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương, đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả

- Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa

- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, mong chồng bình yên

- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo, hết lòng vì gia đình

    + Chăm sóc bé Đản

    + Lo thuốc thang cho mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

- Khi bị nghi oan, Vũ Nương cố thanh minh để chồng hiểu nhưng không được

    + Nàng chọn cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình

→ Nhân vật Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng con hết mực

- Nhân vật Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ hiền thục, một người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, phụ nữ coi trọng danh dự, nhân phẩm trong sạch của mình

Shinobu Kochou
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 10 2021 lúc 15:18

Tham khảo:

Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng đậm.

Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến
Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung kết thúc có hậu hay không – phần này hoàn toàn là những tình tiết kì ảo, thể hiện tính chất truyền kì của truyện. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, đặc biệt là chi tiết kết thúc tác phẩm : “ Vũ Nương ngồi trên 1 chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, theo sau có tới 50 chiếc xe cờ, võng, lọng, rực rỡ dòng sông, lúc ẩn lúc hiện.” Sự hiện diện đẹp đẽ của Vũ Nương chứng tỏ nàng vô tội và ở thế giới ấy, nàng đã được đối xử xứng đáng với phẩm giá của

Phí Trọng Dương
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 8:15

Em tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là(trợ từ) một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Than ôi!(Câu cảm thán) Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 8:10

Em tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là(trợ từ) một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Than ôi!(Câu cảm thán) Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Thai Hoang
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê new:)
3 tháng 10 2023 lúc 21:33

Câu 1: Vũ Nương vương vấn chồng con của mình sau khi đã chết có thể thể hiện phẩm chất tốt đẹp như tình yêu thương và tình cảm gia đình vượt qua cái chết. Hành động này cho thấy tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình đã vượt qua ranh giới của cái chết. Điều này đánh dấu sự hy sinh và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu không thể bị chia cắt bởi cái chết. Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của chuyện, một sự thay đổi có thể là chồng con của Vũ Nương cũng không sống sót sau khi Vũ Nương chết. Điều này sẽ tạo ra một kết cục bi thảm hơn và góp phần nhấn mạnh vào tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình. Câu chuyện sẽ trở nên cảm động hơn với việc Vũ Nương vương vấn chồng con của mình bất chấp cái chết, thể hiện sự hy sinh không điều kiện và tình yêu vĩnh cửu.

Minh Phương
3 tháng 10 2023 lúc 22:10

Câu 1: Việc Vũ Nương vẫn vương vấn chồng con sau khi đã qua đời thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cô. Điều này cho thấy sự tận tụy và lòng trung thành của Vũ Nương đối với gia đình. Dù đã mất đi cơ thể, nhưng tình yêu và quan tâm của cô không bao giờ biến mất. Sự gắn kết và hy sinh cho người thân là những phẩm chất cao quý mà Vũ Nương mang trong lòng.

Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của câu chuyện, có nhiều khả năng em sẽ muốn Vũ Nương sống sót để tiếp tục xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều này sẽ mang lại một kết thúc hạnh phúc và lạc quan hơn cho câu chuyện, cho phép nhân vật tiếp tục trải qua các trải nghiệm mới và xây dựng mối quan hệ gia đình bền vững.