Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Hương
Xem chi tiết
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 9:21

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

tk

Bình luận (1)
Quang Chiến
Xem chi tiết
Aaron Lycan
2 tháng 5 2021 lúc 20:30

TK:

   Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của

Bình luận (0)
•ℳưα ⁀ᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
5 tháng 8 2021 lúc 9:44
Tự làm đi còn cái nịt nhá bạn
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Minh
5 tháng 8 2021 lúc 16:05

tự làm nhóa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Lân
5 tháng 8 2021 lúc 20:51

Cô Tô là một bài kí hay và đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, trong đó em ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Thật vậy trước hết, bầu trời Cô Tô sau trận bão được tác giả miêu tả qua hình ảnh so sánh: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” đã làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tinh khôi của Cô Tô. Bên cạch đó, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân về hình ảnh mặt trời mọc được khắc họa thật độc đáo. Ông đã sử dụng một loạt các tính từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dạng. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng thành công các biện pháp so sánh, ẩn dụ nhằm đặc tả hình ảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô vừa rực rỡ, vừa kì vĩ, vừa tráng lệ nhưng lại vô cùn gần gũi, ấm áp. Qua đó, người đọc cảm nhận được khả năng quan sát tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện cũng như tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con  người vùng biển đảo Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Như vậy, qua bài kí Cô Tô, tác giả đã giúp em thêm hiểu biết, thêm yêu và tự hào về vùng biển đảo quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ngô trung đức
Xem chi tiết
duy lee
16 tháng 11 2021 lúc 20:03

có làm thì mới có ăn, tự lên  mạng mà tìm

nhà bao việc

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:01

Hình ảnh cây tre Việt Nam trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới là hình ảnh tuyệt đẹp thể hiện sự gắn bó và biểu tượng cho người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn coi tre là bạn, là người cũng chiến đấu, cùng tham gia sản xuất. Điều đó thể hiện sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, tre còn biểu tượng cho bản tính cương trực, ngay thẳng, tinh thần kiên trung của người dân Việt Nam. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:01

Giải thích: 

- Cương trực: chỉ sự ngay thẳng, chính trực, cứng rắn

- Kiên trung: thể hiện một tinh thần kiên định, tuyệt đối trung thành.

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Minh Khoa
Xem chi tiết
Yeutoanhoc
17 tháng 5 2021 lúc 9:49

$\LARGE{\text{Em tham khảo}}$(cre:hoc24.vn)

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (2)
Nguyễn Bá Minh Khoa
17 tháng 5 2021 lúc 13:50

Iz

Bình luận (0)
Vũ Thị Bảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thủy
14 tháng 5 2021 lúc 19:49

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khoa
Xem chi tiết
Nhân Thành
3 tháng 10 2023 lúc 10:12

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
Bình luận (0)