cho một thìa cà phê dầu ăn vào cốc đựng cồn hoặc xăng nêu hiện tượng
Cho một thìa cà phê muối ăn vào trong nước khuấy đều nêu hiện tượng ai biết hộ mik vs ạ
hỗn hợp thu đc | hỗn hợp thu đc | ||
thí nghiệm | hiện tượng | đồng nhất | ko đồng nhất |
TN1: cho một thìa đường ngỏ vào cốc nước,khuấy nhẹ | |||
TN2: cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào cốc vào cốc đựng nước | |||
TN3: cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào cốc đựng săng |
Cho các câu sau:
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước.
Khi cho một quả trứng gà vào trong cốc đựng HCl 0,5M thấy có bọt khí thoát ra và bám vào vỏ trứng là hiện tượng vật lí.
Baking sô-đa hay Natribicacbonat ( NaHCO3) là muối có nhiều công dụng như: làm thuốc, tẩy trắng, chế biến thực phẩm..
Mọi vật thể xung quanh chúng ta đều là chất.Vì vậy, ta cần tìm hiểu tính chất cũng như ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
Số phát biểu đúng là:
3
1
4
2
Cho các câu sau:
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. (Đúng)
Khi cho một quả trứng gà vào trong cốc đựng HCl 0,5M thấy có bọt khí thoát ra và bám vào vỏ trứng là hiện tượng vật lí. (Sai)
Vỏ trứng gà có thành phần chính là CaCO3
Khi cho vỏ trứng vào HCl thấy sủi bọt khí là CO2
Đây là hiện tượng hóa học
CaCO3+ 2HCl ------> CaCl2 + H2O + CO2
Baking sô-đa hay Natribicacbonat ( NaHCO3) là muối có nhiều công dụng như: làm thuốc, tẩy trắng, chế biến thực phẩm.. (Đúng)
Mọi vật thể xung quanh chúng ta đều là chất.Vì vậy, ta cần tìm hiểu tính chất cũng như ứng dụng của chúng trong cuộc sống. (Đúng)
=> Số phát biểu đúng là: 3
\(Câu 4 : Cho biết lượng muối ăn hòa tan trong khoảng 10ml nước tối đa là 4 thìa. Khi cô cạn dung dịch trên thì lượng muối ăn thu được là : A. 1 thìa B. 2 thia C. 4 thìa D. không xác định Câu 5: Để pha cà phê nhanh hơn thì ta cho vào cốc: A. Nước nóng B. Nước trong tủ lạnh C. Nước nguội ở nhiệt độ phòng D. Nước nóng và dùng thìa khuấy Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. hỗn hợp nước đường. B. hỗn hợp nước muối C. hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. hỗn hợp nước và rượu. Câu 7. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước phù sa B. Nước muối C. Nước trà D. Nước máy Câu 8. Chất rắn nào không tan trong nước kể cả nước nóng? A. Cát B. Muối hạt to C. Đường kính D. Bột gạo tẻ Câu 9.Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì? A.Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. B.Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. D.Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào. Câu 10. Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa? \)
xin đấy viết chữ đằng hoàng đi (: có học thức mà
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra đối với các thí nghiệm sau:
a) Cho 1 mẫu Na vào ống nghiệm đựng cồn 900
b) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch muối Na2SiO3.
c) Đưa một mẩu giấy quỳ tím vào cốc đựng nước clo.
d) Cho Cu(OH)2 vào cốc đựng dung dịch CH3COOH dư
a) Mẩu Na chạy tròn trên miệng ống nghiệm, tan dần đến hết, có sủi bọt khí thoát ra ngoài
2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2↑
b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng keo của H2SiO3
H2SO4 + Na2SiO3 → Na2SO4 + H2SiO3↓
c) Hiện tượng: quỳ tím đổi sang màu đỏ, sau đó mất màu
H2O + Cl2 ⇆ HCl + HClO
HCl làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, HClO có tính oxi hóa mạnh nên làm quỳ mất màu.
d) Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần đến hết, dung dịch thu được có màu xanh lam đậm
Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là
A. iot chuyển dần thành hơi màu tím.
B. iot chuyển dần thành hơi màu vàng.
C. iot chuyển dần thành chất lỏng màu tím.
D. iot chuyển dần thành chất lỏng màu vàng.
Chọn đáp án A
Ở điều kiện thường, I2 ở trạng thái rắn, màu đen tím. Khi đun nóng iot rắn chuyển dần thành hơi màu tím.
a . Những người uống trà , cà phê nóng thường bỏ một cái thìa kim loại ( tốt nhất là bằng bạc ) vào cốc trước khi rót nước sôi vào đó . Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt giải thích tại sao họ làm như vậy ? b . Tại sao các bể chứa xăng của các xe chở xăng dầu thường được sơn phủ một lớp nhũ màu trắng bạc ?
a) Vì kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên nhiệt độ của thìa gần như bằng nhiệt độ của chất lỏng (trà, cà phê) trong cốc. Do đó khi chạm tay vào thìa ta có thể ước chừng được nhiệt độ của chất lỏng có trong cốc.
Từ đó ta có thể xác định được việc đã nên uống trà, cà phê chưa, hay là nó còn quá nóng, uống vào có thể gây bỏng.
b) Vì các màu sáng (trắng bạc) hấp thụ nhiệt do bức xạ rất ít. Các xe này lưu thông trên đường nên có rất nhiều ánh sáng mặt trời (tia bức xạ nhiệt) chiếu vào nó. Nếu được sơn màu tối thì nó hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến bình xăng có nhiệt độ cao và dễ gây cháy nổ.
Do vậy các bình xăng phải được sơn màu sáng để hạn chế việc hấp thụ nhiệt.
nêu hiện tượng xảy ra và xác định chất tan, dung môi,dung dịch(nếu có ) trong các thí nghiệm sau
1) cho 1 thìa đường vào cốc nuóc và khuâý đều
2)cho một mẩu đá vôi vào nước và khuấy đều
3)cho thêm một ít tinh thể muối ăn (NaC1)vào dịch muối ăn bão hoà , khuấy đều sau đó tiếp tục đun nóng
4)Làm lạnh dung dịch NaC1 bão hoà
5) cho một mẩu na vào cốc chứa nước có hoà lẫn dd phenolphtalein
6)cho 10 ml cồn ( rượu etylic ) vào cốc thuỷ tinh đựng nước
7)cho một ít thuốc tím ( KMnO4) vào cốc nước và khuấy đều
8)cho một thìa mắm vào bát chứa 1 ít nước
các bạn giải giúp mình với, mình đang cần gấp
Có 3 cốc, mỗi cốc đựng 30ml: nước, xăng, dầu ăn. Bạn Lan làm thí nghiệm, đổ cốc 1 và 2 vào cốc 3. Hãy nêu hiện tượng bạn Lan quan sát được?
Khi Lan đổ cốc 1 và 2 vào cốc 3, Lan sẽ thấy nước bị chìm ở đáy, xăng nổi lên bên trên và dầu ăn nằm ở giữa nước và xăng. Do khối lượng riêng của 3 chất lỏng xăng, dầu ăn, nước lần lượt là 700kg/m3 ; 800kg/m3 và 1000kg/m3. Vì vậy Dxăng < Ddầu ăn < Dnước mà Lan thấy hiện tượng đó