Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Hà Trang
Xem chi tiết
Trương Hà Trang
20 tháng 4 2022 lúc 17:36

Giúp mình vớibucminhkhocroigianroi

MEOWO(*^o^*)love u
Xem chi tiết
:333 ko có tên
11 tháng 5 2021 lúc 21:40

1. So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có: ... “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2-

 Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ "là":

- Trong câu trần thuật đơn có từ là:

+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là và động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ), ... cũng có thể làm vị ngữ.

+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

Các kiểu câu trần thuật đơn có từ "là":

- Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:

+ Câu định nghĩa;

+ Câu giới thiệu;

+ Câu miêu tả;

+ Câu đánh giá.

3.

*Bức Tranh của em gái tôi

-tác giả: Tạ Duy Anh, Tác phẩm: Bức Tranh Của Em Gái Tôi

- Thể loại: Truyện ngắn

- Nội dung:  Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Ý nghĩa: - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành. - Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.

Bài học đường đời đầu tiên

- tác giả:  Tô Hoài , tác phẩm bài: học đường đời đầu tiên.

- Thể loại: Truyện Ngắn

Nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

- Ý nghĩa: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

 

chúc bạn học tốt nha:33

DANGEROUS BOY NOT RICH K...
Xem chi tiết
Ling ling 2k7
11 tháng 5 2021 lúc 17:20

1. so sánh là so vật này với vật khác, ng này với ng khác.....

2.Câu trần thuật là câu ko có đặc điểm của các câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến...

Sunn
11 tháng 5 2021 lúc 17:38

1. So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có: ... “Trẻ em”  vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ "là":

- Trong câu trần thuật đơn có từ :

+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là và động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ), ... cũng có thể làm vị ngữ.

+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

Các kiểu câu trần thuật đơn có từ "là":

- Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:

+ Câu định nghĩa;

+ Câu giới thiệu;

+ Câu miêu tả;

+ Câu đánh giá.

3.Văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Tác giả: Tô Hoài

Tên thật là Nguyễn Sen

Tác phẩm: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941.

Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình

Thể loại: Truyện ngắn

Ý nghĩa: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Ghi nhớ: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

                      Văn bản Bức tranh của em gái tôi

Tác giả: Tạ Duy Anh

Tác phẩm: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999)

 

Nội dung: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.

Ý nghĩa: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.

Thể loại: Truyện ngắn

Ghi nhớ: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.                                     

                                                   CHÚC BẠN HỌC TỐT

 

 

 

heliooo
11 tháng 5 2021 lúc 17:39

1. - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc kia và giữa chúng có nét tương đồng với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

    - Cấu tạo của phép so sánh: Vế A + Phương diện so sánh + Từ so sánh + Vế B

2. - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ "là":

+ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

    - Các kiểu của câu trần thuật đơn có từ "là": 

+ Câu miêu tả

VD: Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa (Chủ ngữ đứng trước vị ngữ thì câu trần thuật đơn có từ "là" đó là câu miêu tả)

+ Câu tồn tại

VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng (Chủ ngữ mà đứng sao vị ngữ - câu tồn tại)

3. - Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tác giả:

* Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

* Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

* Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

* Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

+ Tác phẩm: 

* “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

* “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

+ Thể loại: Truyện

+ Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

+ Ý nghĩa: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Chúc bạn học tốt!! ^^

Lê Ngọc Uyên Linh
Xem chi tiết
nhjjn
6 tháng 3 2016 lúc 20:30

Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

 

Ntt Hồng
6 tháng 3 2016 lúc 20:34

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa.
VD :  Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ...

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD:                                Trẻ em như búp trên cành

                                 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

 Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

VD:                  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                        Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                                             (Viếng lăng Bác -Viễn Phương)

                      Gió theo lối gió mây đường mây

                      Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

                                                              (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

nhjjn
6 tháng 3 2016 lúc 20:28

hay

 

Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
8 tháng 8 2020 lúc 9:51

Bài 1So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

VD :trẻ em như búp trên cành

Bài 2; dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Bài 3: 

nguyenlinhthcscattru05/05/2020

- Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

- Tham khảo:

Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

#Shinobu Cừu

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn tùng
Xem chi tiết
Dinh Thu Giang
14 tháng 8 2020 lúc 19:25

Bài 1:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

 Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:
 
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài 2:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 3:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài : - "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” - “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” - “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." - "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước." b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Khách vãng lai đã xóa
thuhuong1990
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
14 tháng 5 2021 lúc 6:54

Bạn ơi

thiếu nội dung bức thư

Vui lòng bạn gửi lại

Nếu không mình báo cáo đấy

Khách vãng lai đã xóa
Trần Doanh Thái
14 tháng 5 2021 lúc 9:00

cái ông hoàng sơn là cảnh sát mạng à mà chuyên đi tố cáo mọi người vậy

Khách vãng lai đã xóa
Bad Girl💔
14 tháng 5 2021 lúc 9:05

!!!!!!!!!!!!!!ĐÚNG RỒI ĐÓ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Khách vãng lai đã xóa
Đại Nguyễn hữu
Xem chi tiết
Trình Năng Hải
Xem chi tiết
Bá Ngọc Minh Trang
25 tháng 2 2020 lúc 11:18

khái niệm:

phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ.

công dụng:

bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Khách vãng lai đã xóa