Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
tran phuong thao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Ngọc
20 tháng 3 2020 lúc 19:54

a. khai mạc

b. khai giảng

c. khai bút

d.khai việc

Khách vãng lai đã xóa
lop7b4_phamnguyenkhanhli...
20 tháng 3 2020 lúc 19:56

a:khai mạc

b.khai giảng

c.khai bút

d.khai xuân

Khách vãng lai đã xóa
 ๛๖ۣۜMĭη²ƙ⁸࿐
20 tháng 3 2020 lúc 19:58

a, Khai mạc

b, Khai bút

c, Khai giảng

d, Khai xuân

Học Tốt !

Khách vãng lai đã xóa
tuấn anh
Xem chi tiết
Hoàng Hồ Thu Thủy
10 tháng 12 2021 lúc 21:22

lễ hội

lễ nghĩa

vô lễ

vô lễ

✰๖ۣۜNσNαмε๖ۣۜ✰
10 tháng 12 2021 lúc 21:26

lễ hội

lễ nghĩa

vô lễ

Hoàng Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
25 tháng 8 2021 lúc 10:46

Tham khảo:

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Ngọc Châu làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.

Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.

Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

 

Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh.

Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

=)))
8 tháng 5 2022 lúc 19:52

Tham khảo:

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Ngọc Châu làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.

Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.

Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

 

Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh.

Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

đinh ngọc vy
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
7 tháng 12 2021 lúc 19:15

Tham khảo

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

Nguyễn Hà Giang
7 tháng 12 2021 lúc 19:16

Tham khảo!

 

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

 

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

1. Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời, mà nổi tiếng nhất là hội Lim thi hát quan họ thường mở trong dịp đầu năm mới.

Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi. Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh, Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.

2. 

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

3 .

Giới thiệu về lễ hội chọi Trâu

Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.

Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.

Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4 . 

Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.

Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.

5 .

Ở quê em, vào những ngày hội làng, già trẻ lớn bé lại tập trung ở đình làng, cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống. Trong đó trò ưa thích nhất là kéo co.

Trò chơi này được nhiều người yêu thích, bởi cách chơi đơn giản, lại không phải chuẩn bị nhiều. Mọi người khi chơi lại dễ đoàn kết, giao lưu với nhau. Thật tiện lợi! Để chơi kéo co, thì cần có một sợi dây thừng bền, chắc chắn và thật dài. Sợi dây thừng này được sử dụng từ năm này qua năm khác, nên các góc cạnh đã được mài mòn đi rồi. Dần dần sợi dây ấy không còn chỉ là công cụ nữa, mà trở thành linh hồn của trò chơi. Nếu đổi thành sợi dây khác, thì có khi chẳng có cảm xúc được như thế.

Trò kéo co ở làng em có luật chơi khác so với những nơi khác. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi. Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng. Còn ở làng em, sẽ chơi trên một khu đất trống lớn, vẽ ra một hình tròn thật to, sao cho hai đội đứng vừa trong đó. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội sẽ ra sức kéo làm sao cho đội mình ra khỏi vòng tròn trước tiên. Phía bên ngoài, người dân ra sức reo hò cho đội mình yêu thích, bên trong sân, các cầu thủ càng thêm hăng hái kéo dây. Có những trận, kì phùng địch thủ gặp nhau, mãi cả nửa tiếng mới phân thắng bại. Chính những lúc như vậy, mọi người trở nên đoàn kết với nhau hơn. Kết thúc trò chơi, dù ai thắng, ai thua thì mọi người vẫn vui sướng mà chúc mừng nhau, chẳng có hờn giận gì cả. Đó chính là tình làng nghĩa xóm.

bạn thích chọn bài nào cũng được

  
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 10 2019 lúc 10:00

Hội Vía Bà

   Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

   Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 11 2019 lúc 9:37

Nguyễn Trà
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 7:50

Tham khảo

- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.
-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 7:50

Tham khảo: - Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.
-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

zero
18 tháng 2 2022 lúc 7:50

refer

 Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.
-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

Lê Hương
Xem chi tiết
gia linh
Xem chi tiết