1. Viết 1 đv khoảnh 12-15 câu nêu cảm nhận tình cảm của người cha vs mỗi người con
viết 1 đv khoảng 12-15 câu nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đó em có dùng 3 từ láy và 1 biện pháp tu từ
Tình mẫu tử vô cùng quan trọng với mỗi người. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, nhọc nhằn thì mẹ vẫn không than thở, trách móc. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con. Những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Vì vậy, con cần phải biết ơn, kính trọng và hiếu thảo với mẹ. Chúng ta cố gắng nỗ lực để thành công, trở thành người có ích khiến mẹ tự hào, báo đáp lại công ơn của mẹ.
Đoạn văn mẫu số 2Tình cảm mẫu tử luôn thật quý giá. Tình cảm ấy dìu dắt tâm hồn ta, khiến ta cảm thấy được đủ đầy trọn vẹn, được hạnh phúc yên ấm. Mẹ giống như là vầng trăng soi sáng tâm hồn con. Mẹ cũng bao dung, tha thứ cho mọi lỗi lầm trong cuộc đời. Mẹ là một điểm tựa tinh thần không thể thiếu khi mệt mỏi hay những lúc yếu lòng. Những nỗ lực, những khát khao và ước mơ của những người con đều mang bóng dáng mẹ, là mục đích sống mỗi ngày tốt đẹp hơn, mỗi ngày cố gắng hơn. Vì vậy, chúng ta hãy ý thức được tầm quan trọng của thứ tình cảm thiêng liêng - tình mẫu tử trong cuộc sống.
Đoạn văn mẫu số 3Tình mẫu tử thiêng liêng chẳng thể nào đong đếm. Khi còn thơ bé, chúng ta nhận được sự chăm sóc của người mẹ. Đến khi lớn lên, mẹ lại trở thành điểm tựa tinh thần vô cùng vững chắc cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mẹ cũng luôn dang rộng vòng tay ôm lấy những đứa con. Sự bao dung và tình yêu thương của mẹ bởi vậy mới vĩ đại đến nhường nào. Bởi vậy, chúng ta cần phải giữ gìn tình cảm tốt đẹp ấy. Mỗi người hãy tích cực nói yêu thương mẹ nhiều hơn, luôn ý thức sống tốt để mẹ cảm thấy tự hào. Bản thân em cũng ý thức được điều đó. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức hay thường xuyên giúp đỡ công việc nhà. Như vậy, mẹ có thể cảm thấy tự hào về em, bớt đi nỗi vất vả hằng ngày. Mỗi người hãy ý thức được giữ gìn và phát huy tình mẫu tử đáng trân quý này.
Nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối trong vb"Khi con tu hu"bằng 1 đv quy nạp(khoảng 10-12 câu).Trong đv có sd 1 câu cảm thán(gạch chân)(câu chủ đề:Tâm trạng bức bối,ngột ngạt của người tù cách mạng)
viết đoạn văn diễn dịch (9-12) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ sống động giàu sức sống trong tâm tưởng của một người chiến sĩ qua 6 câu đầu bài thơ khi con tu hú trong đv có sd 1 câu nghi vấn dùng vs chức năng khác
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
1.Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về các vấn đề sau:
- Về vai trò của người cha trong gia đình.
- Về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước của mỗi con người.
- Về lòng nhân ái của dân tộc ta
- Về lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Câu 1:Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người con với mẹ trong đoạn thơ trên? Từ đó em có nhận thức và hành động, ứng xử với cha mẹ của mình như thế nào?
(Mọi người giúp mk trả lời câu này nha)Cám ơn!^^
viết đoạn văn 10-12 câu nêu cảm nhận của em về Lão Hạc là một người cha giàu lòng yêu thương con. Trog đoạn có sử dụng 1 câu bị động (gạch chân chú thích rõ0
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên.
Đoạn văn tham khảo
Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Ngay từ nhan đề bài thơ đã thông báo, truyền tải đến độc giả về một tình yêu thiêng liêng, sâu đậm: tình yêu nước. Tiếp đó là những câu thơ bình dị, không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm, dấu phẩy. Hình thức thơ độc đáo này như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không ngắt quãng, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”:
“ tôi yêu đất nước này áo rách
…
tôi yêu đất nước này như thế”
Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng nhưng cũng mang đậm giá trị hiện thực “đất nước áo rách”, “căn nhà dột phên”. Và, cuộc sống của những con người ở đó, nơi chiến trinh lửa đạn đi qua đầy những cơ cực nhưng cũng để lại muôn vàn thương yêu. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất: “cây cỏ trong vườn”, “bài mái đẩy”, “câu vọng cổ”… Tất cả đã đi vào trong thơ của Trần Vàng Sao một cách tự nhiên và chan chứa yêu thương.
viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12-15 câu trình bày cảm nhận về tình cảm của người cha dành cho con trong đoan thơ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
TK:
“ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” , trong bài thơ Nói với con, Y Phương đã cho chúng ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc mà người cha dành cho đứa con của mình. Tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài 1: Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, em hãy viết một đoạn văn
khoảng 8 câu nêu cảm nhận về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ
trong xã hội xưa được gợi lên qua bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Em tham khảo nhé:
1.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
2.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.