Đỗ Huyền Trang
Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 8 2019 lúc 4:45
Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2017 lúc 14:53

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

Bình luận (0)
Ngthom
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 8 2023 lúc 13:32

Câu 2: 
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...". 

Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:

- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc

- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người. 

- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc 

Câu 3: 

Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 13:35

Câu 2:

Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.

- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.

Câu 3:

Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.

Tuệ Lâm

Bình luận (0)
minh anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2018 lúc 16:22

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Bình luận (0)
Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
nthv_.
4 tháng 10 2021 lúc 13:41

tham khảo:

"Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn tượng nhất mà nhà thơ bắt gặp đó là hình ảnh hàng tre trong sương sớm. Cụm từ Đã Thấy cùng với cảm thán Ôi nói lên niềm tự hào và nhạc nhiên của nhà thơ đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam ngay chính trong lăng Người .Từ nói nhà thơ liên tưởng tới đất nước, con người Việt Nam qua hình ảnh ẩn dụ " hàng tre xanh xanh Việt Nam". Thành ngữ " Bão Táp Mưa Sa" chỉ những khó khăn trường kỳ dựng nước và giữ nước. Hình ảnh" đứng thẳng hàng" chỉ tinh thần đoàn kết từ đó chỉ tinh thần hiên ngang dũng cảm của con người Việt Nam. hai câu thơ cuối nhà thơ muốn ca ngợi sức sống bền bỉ bất khuất của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của bác Hồ kính yêu.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Hương
Xem chi tiết
hỏi đáp
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
15 tháng 4 2020 lúc 22:24

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nguyệt Quế Chi
23 tháng 11 2020 lúc 21:19
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
린 린
Xem chi tiết