Vũ Thành Nam

Những câu hỏi liên quan
Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
βetα™
10 tháng 4 2019 lúc 18:27

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha

Bình luận (0)
Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
TRanNgocHuyen
Xem chi tiết
cự giải cute
8 tháng 2 2018 lúc 12:39

* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

k nha

Bình luận (0)
Cure Beauty
23 tháng 1 2018 lúc 15:07

Đương nhiên là 3 phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài

Hỏi ngộ vậy

Bình luận (0)
phan le bao thi
23 tháng 1 2018 lúc 20:37

để tả cảnh thì trước hết phải  quan sát cảnh để mà tả.Rồi từ đó, dùng ngôn từ của mik diễn đạt thật hay.Bố cục bài văn thì về lật sgk về xem nhá,bộ tả cảnh ko được nhai lun quyển sách rồi ak
 

Bình luận (0)
Lê Thị Mai Phượng
Xem chi tiết
Nhi uwu
8 tháng 4 2020 lúc 14:52

Bài 1:

Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.

Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :

+xác định đối tượng miêu tả

+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

Bài 2:

Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả

Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!

Bình luận (0)
Nhi uwu
8 tháng 4 2020 lúc 14:53

Bài 3:

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
Bình luận (0)
Nhi uwu
8 tháng 4 2020 lúc 14:55

Bài 4:

MB: Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ tinh thần giúp cho học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

TB: Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Bình luận (0)
Lê Trà Mi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Phương3
8 tháng 9 2021 lúc 17:45

Bài văn tả cảnh thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi cùa cảnh theo thời gian hoặc không gian .

-Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
công chúa aurona
8 tháng 9 2021 lúc 17:54

 -cấu tạo bài văn tả cảnh gồm 3 phần 

- đó là phần Mở bài , Thân bài , Kết bài 

- Mở bài : Giới thiệu cảnh sẽ tả 

Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian 

Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết 

đúng chưa 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

- Cấu tạo bài văn tả cảnh có 3 phần   

- Phần 1 : Mở bài 

 Phần 2 : Thân bài 

 Phần 3 : Kết bài 

Tác dụng phần 1 là : 

Giới thiệu bao quát về cảnh cần tả cho người đọc biết 

Tác dụng phần 2 : 

Cho người đọc biết mình tả cái gì và theo trình tự gì 

Tác dụng phần 3 : 

Cho ngườid đọc biết mình dành tình cảm hay ý nghĩ gì về cảnh vật đó .

#Songminhnguyệt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 19:58

- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).

+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây: 

 

Thân cây

Hoa

Quả

Dừa

- To

- Bạc phếch

- Dài

- Xanh

- Nhỏ

- Trắng

- Xanh

- To

Xoài 

- To

- Sần sùi

- Thon dài

- Xanh

- Nhỏ

- Vàng nhạt

- To

- Vàng ươm

Cà chua

- Nhỏ

- Mềm

- Nhỏ

- Xanh

- Vàng

- Nhỏ

- Mọng

- Đỏ

Bình luận (0)
Ngọc Lê
Xem chi tiết
Đan Khánh
22 tháng 11 2021 lúc 7:24

Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài).undefined

Bình luận (0)
Yolohouse fan The
Xem chi tiết
lynn?
21 tháng 5 2022 lúc 9:44

viết rõ ra thì còn giúp đc 

Bình luận (1)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
24 tháng 10 2023 lúc 6:14

a) Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần là: mở bài, thân bài và kết bài

b) Nội dung chính của từng phần:

Mở bài: Giới thiệu con vật hoặc loài vật.

Thân bài: - Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng.

                - Tả hoạt động hoặc thói quen.

Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó,... với con vật hoặc loài vật.

Bình luận (0)