Trình bày những nét chính về các tác giả sau:
- Thanh Tịnh
- Nguyên Hồng
- Ngô Tất Tố
- Nam Cao
Bằng những hiểu biết về các văn bản trái trí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 tôi đi học thanh tịnh Trong lòng mẹ Nguyên Hồng tên Nước vỡ bờ Ngô tất Tố lão hạc Nam Cao Em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi về tình yêu thương giữa con người với con người
Các tác giả Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao đã dành tình cảm gì cho nhân vật của mình?
A. Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.
B. Thương xót, đồng cảm cho số phận bất hạnh của những con người mang bản chất tốt đẹp
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Sự Giống và khác biệt trong các sáng tác trước CM tháng Tám của ba tác giả Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, giúp mình với ạ mình đag cần gấp
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Giống: Đều tập trung viết về nỗi khổ của người dân trong xã hội cũ
Khác:
+ Nguyên Hồng: Những oan ức, cay nhục, bất công mà người phụ nữ phải chịu (bị đày đoạ bởi cổ tục)
+ Ngô Tât Tố: Không nhịn đc bèn vùng dậy chống trả (sưu thuế- thuế vô lí đã đày đoạ ng phụ nữ)
+Nam Cao: Của Lão già đơn độc, không đc ở cùng con
Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao
Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”
- Yếu tố miêu tả:
+ Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại
+ Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
+ Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa
+ Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó
+ Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
-> Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.
bạn nào giỏi văn giúp mình nhé cần gấp
1. Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Hồng ,Ngô Tất Tố,Nam Cao
Mỗi tác giả một đoạn nhé ! Thanks nhiều
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần.
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi.
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài.
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v…
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.
Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.
Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".
Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.
Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
bạn có thể giúp mình giới thiệu về nguyên hồng được ko
Tác giả của tác phảm Lão Hạc là ai ?
1. Ngô Tất Tố 2. Nguyễn Công Hoan 3. Nguyên Hồng 4. Nam Cao
\(\text{Tác giả của tác phảm Lão Hạc là ai ? }\)
1. Ngô Tất Tố 2. Nguyễn Công Hoan 3. Nguyên Hồng 4. Nam Cao
Viết 1 đoạn văn Thuyết minh về các tác giả theo cách diễn dịch, hoặc quy nạp: nam cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh. Ai kiên trì viết hộ em với :((
Nghị luận về các nhà thơ sau :
1. Ngô Tất Tố
2. Nguyên Hồng
3. Thanh Tịnh
4. Nam Cao
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chứcNăm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn.Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, ...
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
* Về tác giả Nam Cao:
- Nam Cao tên khai sinh là trần hữu tri. Ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân tại làng đại hoàng, thuộc tổng cao đà, huyện nam sang, phủ lí nhân, tỉnh hà nam (nay thuộc xã hòa hậu, huyện lí nhân, tỉnh hà nam). Làng đại hoàng nằm trong vùng đồng chiêm trũng, nông dân quanh năm nghèo đói, lại bị bọn cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
I. Vài nét về cuộc đời
Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.
Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".
Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.
Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
II. Quan điểm nghệ thuật
Trong cuộc đời cầm bút, nam cao luôn suy nghĩ về "sông và viết". Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ, truyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần dần nhận ra rằng thứ văn chương đó rất xa lạ đối với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh". Trong truyện ngắn trăng sáng (1943), được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép, cảm động, ông viết: "chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...". Theo nam cao, người cầm bút không được "trốn tránh" sự thực, mà hãy "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...".
Lên án văn chương thoát li, nam cao không tán thành loại sáng tác "chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội". Trong truyện ngắn đời thừa (1943), nam cao cho rằng một tác phẩm "thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: "nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn". Đồng thời, nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết: "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" {đời thừa). Ông coi sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện".
Sau cách mạng, nam cao say mê, tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiên được giao, không nề hà lớn nhỏ với tâm niệm: lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc là trên hết. Khi thực dân pháp quay trở lại xâm lăng nam bộ, nhà văn bứt rứt "muôn vứt cả bút để đi cầm súng" (bút kí đường vô nam). Bước vào kháng chipn, nam cao tự nhủ "sống rồi hãy viết" và lao mình vào các công tác phục vụ kháng chiến. Tuy vẫn ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn" (nhật kí ở rừng, 1948). Đó là thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của một nghệ sĩ chân chính khi đó.
III. Sự nghiệp văn học
Nam cao có sáng tác đăng báo từ 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn chí phèo (1941), sáng tác của nam cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.
Ớ đề tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: những truyện không muốn viết, trăng sáng, mua nhà, truyện tình, quên điểu độ, cười, nước mắt, đời thừa... Và tiểu thuyết sống mòn (1944). Trong những sáng tác này, nam cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những người nghèo, những "giáo k-hổ trường tư'", học sinh thất nghiệp... Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần, nhưng lại bị gánh nặng về cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống cuộc "đời thừa”. Những tác phẩm đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thể hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiếu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Nam cao để lại chừng hai chục truyện ngắn viết về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời. Những truyện đáng chú ý là: chí phèo, trẻ con không được ăn thịt chó, mua danh, tư cách mõ, điếu văn, một bữa no, lão hạc, một đám cưới, lang rận, dì hảo, nửả đèm...
Ớ đề tài nông dân, nam cao thường quan tâm tới những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp nhiều nhất. Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng, ông đặc biệt đi sâu vào những trường hợp con người bị lăng nhục một cách độc ác, bất công, mà xét đến cùng, chẳng qua chỉ vì họ nghèo đói, khốn khổ. Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng, nhưng kì thực, nam cao đã dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh, bị xã hội đẩy vào tình cảnh nhục nhã đó (chíphèo, một bữa no, tư cách mõ, lang rận..,).Viết về những người nông dân bị lưu manh hóa, nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ ngay trong khi họ bị vùi dập tới mất cả hình người, tính người. Nhà văn đã đặt ra vấn đề phải xác định "đôi mắt" đúng đắn để nhìn nhận về quần chúng. Ông luôn ý thức "cố mà tìm hiểu" cái "bản tính tốt” của người nông dân nghèo thường bị "che lấp", vùi dập. Trong nhiều tác phẩm, nam cao không những đã vạch ra nỗi khổ cùng cực của người nông dân mà còn thế hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (lão hạc, một đảm cưới, dì hảo...).
Có thể nói, dù viết về người trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ, điều làm cho nam cao day dứt tới đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính, trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời.
Cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác chưa nắm được chân lí cách mạng, nam cao không thấy được khả năng đổi đời của những người khốn cùng và triển vọng của xã hội. Song trong truyện ngắn điếu văn (1944), ông đã viết những dòng dư báo sôi nổi: "sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi!". Đó là lời chào đón thắm thiết tia sáng rạng đông đang báo hiệu ở chân trời lúc bấy giờ.
Sau cách mạng tháng tám 1945, nam cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Truyện ngắn đôi mắt (1948) là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến khi đó. Nhìn vào hình ảnh một trí thức cũ đi tản cư theo kháng chiến nhưng giữ nguyên lối sống trưởng giả, nhởn nhơ và "đôi mắt" khinh bạc tệ hại đối với quần chúng - hình ảnh thật lạc lõng giữa cuộc sống kháng chiến lành mạnh sôi nổi lúc bấy giờ - người trí thức đi theo cách mạng càng thêm dứt khoát từ bỏ con người cũ, lối sống cũ và quyết tâm "cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt", trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Nhật kí ở rừng (1948) viết trong thời kì nhà văn công tác ở vùng sâu bắc cạn và tập kí sự chuyện biên giới (1950) viết khi ông đi chiến dịch cao - lạng, đều là những sáng tác giá trị của nền văn xuôi mới còn non trẻ khi đó. Nhà văn hi sinh giữa lúc tư tưởng và tài năng đang độ phát triển nhất trong thời đại mới, đầy hứa hẹn.
Ngòi bút nam cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn nam cao vừa hết sức chân thực - ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực - vừa thấm đượm ý vị triết lí trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ nam cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói quần chúng. Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, nam cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi việt nam theo hướng hiện đại hóa.
C3,trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam hán trên sông Bạch đằng của ngô quyền nắm 938
cần gấp ạaaaa