Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thanh Lã
Xem chi tiết
Hành Tây
29 tháng 4 2021 lúc 19:57

Thơ:bài Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ý nghĩa:Nói lên thân phận đau khổ của người phụ nữ và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ trong xã hội phong kiến

Tục ngữ

Công dung ngôn hạnh

Đây là câu tục ngữ nói về phẩm hạnh của người con gái Việt Nam từ xưa đến nay đó là công, dung, ngôn và hạnh. Những phẩm chất ấy dùng để dánh gái phẩm hạnh của một người con gái.

hbland ha
Xem chi tiết
Khinh Yên
13 tháng 7 2021 lúc 16:02

refer

Lá lành đùm lá rách.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Thương người như thể thương thân.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt

Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
13 tháng 7 2021 lúc 16:02

 -Lá lành đùm lá rách.

-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

-Có công mài sắt có ngày nên kim.

-Thương người như thể thương thân.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  rách

Ħäńᾑïě🧡♏
13 tháng 7 2021 lúc 16:05

Tham khảo:

 

Lá lành đùm lá rách.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Thương người như thể thương thân.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 10 2017 lúc 1:59

   Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

   - Tôn sư trọng đạo

   - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

   - Đi thưa, về gửi

   - Trên kính, dưới nhường

   - Tiên học lễ, hậu học văn

   Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Pythagoras
Xem chi tiết
Tốt danh hơn lành áo.Miếng ăn quá khẩu thành tàn.Áo rách cốt cách người thương.Ăn có mời, làm có khiến.Quân tử nhất ngôn.Vô công bất hưởng lợi.Ác giả ác báoKhông ai giàu ba họ,
Không ai khó ba đờiAn phận thủ thườngAnh em như thể tay chânÁo rách khéo vá, hơn lành vụng maySông có khúc người có lúc.Sống chết có nhauTắt lửa tối đèn.Tham công tiếc việc.Tham sống sợ chếtTham thì thâm.Thật thà như đếm.Thắng không kiêu, bại không nản.Thẳng như ruột ngựa.Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng.Trọn tình trọn nghĩa

Mỗi nền văn học từ mỗi quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, văn học Việt Nam cũng có nhiều nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với những tác phẩm tiểu thuyết, Nhật Bản nổi tiếng với những bộ truyện tranh thì Việt Nam ta cũng vô cùng tự hào với những bài ca dao đã đi cùng bao thế hệ.

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam, được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao còn là một thể loại văn học đơn giản - thể thơ dân gian. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Trải qua nhiều cải biến và phát triển, cho đến ngày nay, ca dao vẫn là một thể loại văn học đặc trưng của dân tộc.

Ca dao có tên gọi khác là thơ trữ tình, do đó nó cũng có những đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học. Về nội dung, đề tài, ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái. Ở phạm vi rộng lớn hơn như xã hội, thời đại nhân vật trữ tình mà ca dao lựa chọn lại là người đại diện cho cả tầng lớp hoặc một đối tượng trong xã hội như người phụ nữ, người nông dân.

Về hình thức, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao đôi khi còn dùng các thể thơ như song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng. Ca dao Việt Nam thường ngắn gọn, súc tích nhưng giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ và các hình ảnh mang tính biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Điều đó yêu cầu chúng ta khi phân tích ca dao phải xuất phát từ yếu tố đó. Cho nên, khi phân tích ca dao, chúng ta phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

Ca dao Việt Nam có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung được phản ánh trong một mảng với đối tượng phản ánh và chủ đề khác biệt. Loại đầu tiên là ca dao với tình cảm yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Đó là những lời ca về mọi miền của Tổ quốc thân yêu:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Hay thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến:

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?!"

Ca dao yêu thương, tình nghĩa dễ khơi gợi nên niềm đồng cảm, niềm tự hào, yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu hi sinh hay gần gũi nhất là yêu thương, biết ơn những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Có một bài ca dao mà ngày nay bao người vẫn thuộc:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Loại ca dao quen thuộc tiếp theo là ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Đó là người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công.

"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Trong xã hội phong kiến xưa kia, chế độ nam quyền gia trưởng đã đẩy bao người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch bất hạnh. Ca dao giống như những lời than thân trách phận, vang lên từ tận đáy lòng họ. Để rồi mãi mãi về sau, người ta vẫn ghi nhớ mãi.

Ngoài những mảng trên, kho tàng ca dao Việt Nam còn có rất nhiều bài ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm. Ca dao mảng này chủ yếu làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng đặc trưng của dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ví như một bài ca dao châm biếm thói mê tín dị đoan:

"Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"

Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam. Ca dao là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ca dao không chỉ ngân vang giai điệu ngọt ngào của yêu thương mà còn là nơi lưu giữ bao kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta đúc kết từ cuộc sống thực tế như "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối." Đồng thời, ca dao cũng gửi gắm những bài học đạo lý làm người như lòng hiếu thảo với cha mẹ, sức mạnh của tình yêu. Trong văn học, ca dao cũng tạo nên động lực cho văn học phát triển. Đó là nguồn tư liệu quý giá, phong phú cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo các tác phẩm của mình. Ca dao chính là nét đẹp tâm hồn Việt Nam.

Nhiều năm tháng đã qua đi nhưng ca dao vẫn luôn sống mãi với trái tim triệu triệu con người Việt. Để rồi mỗi lần giai điệu quen thuộc của ca dao vang lên, chúng ta lại bồi hồi nghĩ về quá khứ vàng son của Tổ quốc.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh phương linh
Xem chi tiết

Tham khảo

- “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Huế thì vô”.

- “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyên Phương
24 tháng 8 2021 lúc 15:47
Nhà bè nước chảy chia hai , Ai về Gia Định ,Đồng Nai thì về . Học tốt nha bạn
Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
31 tháng 3 2017 lúc 17:23

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Tôn sư trọng đạo

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Đi thưa, về gửi

- Trên kính, dưới nhường

- Tiên học lễ, hậu học văn

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con


Minh Lệ
Xem chi tiết
duong thai an
15 tháng 8 2023 lúc 19:38

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Lá lành đùm lá rách.

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2019 lúc 8:35

a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất

b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn

c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân

→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

 

- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời

lê gia bình
Xem chi tiết
Trần Hà	Vy
7 tháng 12 2021 lúc 21:38

1.Lá lành đùm lá rách.

2.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

3.Có công mài sắt có ngày nên kim.

4.Thương người như thể thương thân.

5.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Khách vãng lai đã xóa