Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thịnh Hồ
Xem chi tiết
Lê Nguyễn An Phúc
Xem chi tiết
HACKER VN2009
Xem chi tiết
HACKER VN2009
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

mai mình nợp rồi

HACKER VN2009
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

làm ơn

 

Minh Hồng
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

Tham khảo

Chẳng phải ngẫu nhiên, mùa xuân trở thành nàng thơ kiều diễm trong con mắt si tình của các thi nhân. Mùa xuân thường được ngợi ca với vẻ đẹp của đất trời cùng cỏ cây muôn loài, là mùa của sự sống nảy nở sinh sôi, mùa của tình yêu và hạnh phúc. Cũng như bao người, tôi yêu và khát khao mùa xuân tới - mùa xuân của đất trời và cũng là mùa xuân của lòng người.

 

Bức tranh bốn mùa trong năm, mỗi mùa lại đem đến cho đất trời một sắc màu riêng biệt, nhưng với tôi mùa xuân luôn là mùa đẹp nhất. Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa chứ không rực lửa như nắng mùa hạ nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp phả vào đất trời làm cho cảnh vật như được hồi sinh thêm lần nữa. Cây cối trong tiết xuân đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn từ những mầm xanh. Chưa bao giờ tôi hết yêu sự sống sinh ra từ những chồi non ấy, ngắm nhìn nó mà ta cũng cảm thấy yêu đời, yêu thiên nhiên hơn. Khi nàng xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy như một bữa tiệc màu sắc để đón chào bà chúa của mình. Nếu có dịp được đến chợ hoa, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi thiên đường màu sắc và hương thơm, chỉ có mùa xuân chợ hoa mới trở nên đông vui rộn ràng hơn cả. Màu vàng của hoa mai, màu hồng của hoa đào, màu trắng của hoa huệ, hoa lan, màu tím, màu trắng của hoa cúc,...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Đắm chìm vào những sắc xuân tôi cảm thấy bâng khuâng, hạnh phúc vô cùng. Tôi yêu mùa xuân của đất trời, yêu sự sống mà nó mang tới, yêu từng hơi thở của tiết xuân, yêu cả những hương sắc ngọt ngào mà mùa xuân đem tới.

Mùa xuân được xem là mùa của ước hẹn, mùa của tình yêu.Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp lòng người trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Chính vì thế chúng ta thường chọn mùa xuân để trao cho nhau những lời yêu, lời chúc. Những người đi xa cũng thường hẹn ước về một mùa xuân để gặp lại. Đôi lứa yêu nhau cũng vẫn hay chọn mùa xuân để trao cho nhau những đính ước hẹn thề về một ngày vu quy hạnh phúc. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy khiến ta càng thêm yêu và mong chờ mùa xuân về hơn bao giờ hết.

 

Mùa xuân còn là mùa của tuổi trẻ, mùa của sự bắt đầu. Người ta thường ví von rằng nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau đều là hiện thân của sức sống mãnh liệt, sôi nổi chính vì thế mùa xuân của tuổi trẻ còn gánh thêm bao ước mơ, hi vọng về tương lai cuộc đời. Mùa xuân không chỉ là của đất trời mà còn là mùa xuân của lòng người rạo rực, tràn đầy sức sống.

Nhắc đến mùa xuân ta không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng chuyển mình từ năm cũ sang năm mới cũng có sự chứng kiến của mùa xuân. Trong giây phút ấy, mùa xuân hòa cùng lòng người giống tạo nên sự giao thoa hòa quyện không tách rời giữa đất trời và con người. Tết cổ truyền còn là tết đoàn viên, cả năm đi làm ăn xa, các thành viên trong gia đình chỉ có ngày tết là được trở về đoàn tụ bên nhau, cùng nhau ngắm sắc xuân, vì thế, mùa xuân còn được xem là mùa của sự đoàn tụ. Không chỉ vậy, trong tiết xuân ấm áp còn diễn ra rất nhiều những lễ hội ở khắp mọi miền tổ quốc như hội lim, hội đua thuyền, đua voi, lễ hội chọi trâu,...Những nét đẹp văn hóa ấy đã làm phong phú thêm vẻ đẹp của mùa xuân, khiến cho nó thêm phần rực rỡ, sinh động.

Nếu như mùa xuân của đất trời mang bao hương sắc, lộng lẫy, kiêu sa thì mùa xuân của lòng người cũng không kém phần phong phú, rộn ràng. Mùa xuân với những ý nghĩa của nó không chỉ đẹp mà còn vô cùng thiêng liêng. Có ai chưa từng một lần rung động trước sắc xuân, có ai chưa từng biết tới vẻ đẹp và giá trị của mùa xuân? Hãy dành những khoảnh khắc cuộc đời mình để đắm chìm cùng mùa xuân, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống hơn rất nhiều.

Mùa xuân thực sự là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Ta thực sự tự hào vì mùa xuân hiện diện trên đất nước Việt Nam hòa cùng bức tranh bốn mùa trong năm. Mùa xuân yêu kiều, diễm lệ, mùa xuân sôi nổi, giàu sức sống, mùa xuân của tình yêu và đoàn tụ. Chỉ thế thôi cũng đủ để ta yêu và trân trọng mùa xuân.

Phương Anh Đỗ
Xem chi tiết
Thái Lâm Hoàng
1 tháng 3 2016 lúc 18:04

 Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

Nguyễn Hà Anh
1 tháng 3 2016 lúc 12:26



-Kiều Phương luôn dành cho anh những tình cảm tốt đẹp:

+ Trong ánh mắt của Kiều Phương, người anh trai của mình là tốt nhất, hoàn hảo nhất.

+ Kiều Phương đã vẽ nên bức tranh người anh thật đẹp, thật hoàn mĩ.

+ Kiều Phương vui sướng trước vẻ đẹp của anh trai mà mình đã cảm nhận được và thể hiện trong bức tranh

haha
 


. . .

Nguyễn Tấn Phát
Xem chi tiết
Chu Danh Sơn
Xem chi tiết
mineoops
Xem chi tiết
Bảo Trâm
8 tháng 2 2021 lúc 9:31

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Ôn luyện văn bản:

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN - Ôn tập : PHÓ TỪ

A.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được kể theo ngôi nào?

A, Ngôi thứ nhất B, ngôi thứ hai C, Ngôi thứ ba

Câu 2: Dòng nào không miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?

A, Đôi càng tôi mẫm bong            B, Vuốt ở chân, khoeo cứng dần và nhọn hoắt C, Tôi tợn lắm          D, Đầu tôi to ra và nổi từng tảng

Câu 3: Ai đặt tên cho Dế Choắt?

A, Chị Cốc B, Dế Mèn C, Chú Nhái Bén D, Không ai cả

Câu 4: Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn như thế nào trước khi chết?

A, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.

B, Ở đời mà không biết suy xét thì làm việc gì cũng khó,

C, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì không làm được việc gì cả

D, Cả A, B, C

Câu 5: Trong câu: “Cậu ấy đã đi du học được hai năm rồi” thì phó từ là: A, đã B, du học C, đi D, Không có phó từ

học 1 năm r giờ thì ko nhớ nên lm đại thế

Bảo Trâm
8 tháng 2 2021 lúc 9:32

hoa mắt  nhiều quá

Đẹp trai một vùng
Xem chi tiết
Phương
19 tháng 10 2018 lúc 19:31

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
19 tháng 10 2018 lúc 19:32

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

P/s tham khảo nha

Minh Chương
19 tháng 10 2018 lúc 19:36

 Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và sây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Ngà Hoàng
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 7:47

Tham khảo:

Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.