Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thêm Thu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Tuấn Hồ
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 3 2021 lúc 20:22

Tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Một trong những kĩ năng mà ta cần có chính là lăng nghe. Lắng nghe đơn giản là việc ta nghe những lời chia sẻ, giãi bày, tâm sự của người khác bằng sự chân thành của mình. Kĩ năng lắng nghe rất đơn giản và chắc chắn là ai cũng có thể thực hiện được. Tuy vậy, không phải ai trong cuộc sống này cũng biết lắng nghe, có những người chỉ luôn luôn chờ cơ hội để "nhảy bổ" vào lời người khác hoặc cắt ngang lời người khác. Đó là những hành vi không tốt và rất đáng lên án. Ta không thể chỉ mong người khác lắng nghe mình còn bản thân thì không bao giờ chịu lắng nghe người xung quanh. Nếu ghét bỏ ta thì có lẽ mọi người đã không chia sẻ với ta. Nên hãy trân trọng gười đã nói với ta những điều hay ,những điều tốt đẹp. Chỉ một lần lắng nghe của ta, ta chẳng mất gì nhưng điều ta cho đi có thể là sự động viên với một ai đó. Đồng thời, nhờ hành động lắng nghe, ta thể hiện sự sẻ chia, tôn trọng với mọi người quanh mình. Thầy cô giáo lắng nghe học trò, học trò nghe thầy cô giảng. Mọi thứ đôi khi chỉ là sự trao đổi qua lại và bình yên như thế mà thôi. KHông khó để ta lắng nghe, không khó để ta cho đi và giúp đỡ mọi người quanh ta. Hãy lắng nghe, lắng nghe để mở rộng trái tim mình và chia sẻ cùng mọi người.

Tuấn Hồ
Xem chi tiết
Thu Thủy
14 tháng 3 2021 lúc 20:29

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu  “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ.  Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

jcgfhnh
Xem chi tiết
Ely Christina
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
5 tháng 10 2021 lúc 13:37

Tham khảo:

 Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội. Gia đình là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thực hiện chức năng về tình cảm và giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, ảnh hưởng của kinh tế - xã hội, của tệ nạn xã hội, của văn hóa ngoại, của công nghệ số, mạng xã hội đã làm cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, truyền thống tốt đẹp trong gia đình bị phá vỡ, đạo đức, lối sống xuống cấp. Vì vậy hơn bao giờ hết cần phải tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra những mặt tích cực và những thiếu sót, tồn tại trong giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, từ đó nậng cao vị trí và vai trò của gia đình trong việc thực hiện nhiệm vụ này, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 49-CT/TW năm 2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năn 2020, tầm nhìn 2030.

Phương
Xem chi tiết
Nguyenvanthinh Nguyen
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết