Những câu hỏi liên quan
Hà My Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Loan
Xem chi tiết
16.Dư Bảo Long
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 10 2021 lúc 21:35

Lão Hạc là một người cha rất mực thương con. Thật vậy, ngay từ phần mở đầu của tác phẩm, ta đã có thể thấy rõ được điều đó. Thương thay cho số phận của mình, vì nghèo nên không có tiền để anh con trai lấy vợ, lão đành phải để cho đứa con đi cao su, một mình thui thủi ở nhà với con Vàng làm bạn. Dù anh con trai đã đi bôn ba năm sáu năm nhưng không khi nào lão nguôi nhớ mong về nó. Lão cảm thấy ân hận, bứt rứt, đau đớn không thôi trước hoàn cảnh và số phận của mình. Nghèo! Một chữ thôi, ấy vậy mà lại khiến con người ta đau khổ đến nhường nào. Khi đến bước đường cùng, lão đã chọn đến cái chết để chấm dứt cuộc đời kém may mắn của mình. những ngày tháng cuối đời, lão chỉ ăn củ khoai, củ chuối, sung luộc, rau má,... Số tiền bán chó, lão không dám đụng đến một đồng mà gửi nhờ ông giáo để lo ma chay cho mình, tránh làm phiền đến người khác. Còn mảnh vườn, dù có túng thiếu đến đâu, lão cũng không bán vì lão muốn để lại đó cho con lão, đến khi nó về thì còn có cái mà làm ăn. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão Hạc thật da diết, khiến cả người đọc cũng phải rôi lệ. Qua đó, ta thấy rằng: tuy nghèo nhưng lão là một người cha hết lòng yêu thương con mình, vì con mà sẵn sàng hi sinh tất cả, một hình ảnh thật đáng ngưỡng mộ!

Bình luận (1)
Thanh Nga
Xem chi tiết
nobbpower
Xem chi tiết
Thiên Ân Bùi
Xem chi tiết
tám nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 8 2021 lúc 20:47

Em tham khảo:

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Đỗ Kim Huế
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 12 2021 lúc 20:53

Em tham khảo:

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc, họ bị khói thuốc làm cho chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc, những người này có thể bị bệnh nặng hơn những người hút thuốc chủ động(Câu ghép). Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.

Bình luận (0)
namdz
Xem chi tiết
Etermintrude💫
3 tháng 10 2023 lúc 20:04

   Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, sắc son, trọng tình nghĩa vợ chồng. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, cô nổi tiếng với tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn thể hiện mình là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo khi đối đãi với gia đình chồng vô cùng tử tế. Biết Trương Sinh có tính hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để mối quan hệ giữa vợ chồng phải thất hòa. Khi Trương Sinh đi lính, nàng rót cho chàng chén rượu rồi dặn chàng rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Suốt quãng thời gian chồng ở nơi tiền tuyến xa xôi, Vũ Nương luôn là chỗ dựa cho mẹ và bé Đản. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng vô cùng tử tế, động viên mẹ khỏi nỗi nhớ nguôi ngoai. Nhưng mẹ chồng nàng chẳng còn sống được bao lâu, trước khi mất, bà dặn dò Vũ Nương nhẹ nhàng, coi cô như là con ruột của mình. Sau khi mất, Vũ Nương đảm đang, lo ma chay, chôn cất cho mẹ. Đây là những hành động gián tiếp thể hiện cho tấm lòng thủy chung của nàng, dù không bộc lộ tình cảm trực tiếp với Trương Sinh, song những hành động đối với mẹ chồng đã nói lên tấm lòng nhân hậu, chung thủy của Vũ Nương. Trương Sinh trở về, vì tức giận và tưởng nhầm nên đã nghi oan Vũ Nương, khiến nàng đành ra bến Hoàng Giang mà tự vẫn. Vũ Nương tuy tự vẫn nhưng khi ở dưới thủy cung, nàng không thể quên được Trương Sinh và bé Đản. Cô đã xin Linh Phi xin được lên để gặp Trương Sinh lần cuối. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt cũng được thể hiện ở chi tiết đó, lần hẹn mặt cuối cùng. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kết hợp với những chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì cũng như vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Tóm lại, qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy được vẻ đẹp thủy chung, son sắt của nhân vật Vũ Nương, nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo, đại diện cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của nước ta trong xã hội xưa.

 

Chú thích:

_____in nghiêng: Câu ghép

_____in đậm: câu chứa lời dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi)

Bình luận (0)