Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
song joong ki
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Nguyễn Phú Mạnh
Xem chi tiết
nguyenhaihau
20 tháng 3 2020 lúc 21:16

Câu 2,3 trong sách văn chiều cô hà dạy về ôn tập tục ngữ í

Khách vãng lai đã xóa
Ctuu
15 tháng 3 2020 lúc 20:24

Câu 1:

-Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng. ... Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn triệu minh
22 tháng 3 2020 lúc 13:50

trong sachs cos bn nhes

Khách vãng lai đã xóa
lê việt anh
Xem chi tiết
ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
18 tháng 3 2020 lúc 9:13

Tục ngữ thường là câu rút gọn vì nó giúp làm gọn câu hơn, vừa dễ hiểu, vừa tránh lặp lại các từ ngữ xuất hiện ở trước .

Ví dụ : Học ăn, học nói, học gói, học mở .

 => Ở đây rút gọn thành phần Chủ Ngữ (tôi, chúng ta, chúng tôi,...)

Khách vãng lai đã xóa
đã cool ngầu còn cute Th...
29 tháng 8 2021 lúc 21:21

Bởi vì câu tục ngữ là những lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định là ai nên dùng câu rút gọn tục ngữ (không chỉ có "anh ấy, cô ấy, ..."

Thảo Nhiên
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Khánh Ngân
18 tháng 11 2021 lúc 11:07
Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con ngườiThương người như thể thương thânMột miếng khi đói bằng một gói khi noMột giọt máu đào hơn ao nước lã Lá lành đùm lá ráchMột con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏChị ngã, em nângNhường cơm, sẻ áoYêu nhau chín bỏ làm mười
Phùng Trung Hiếu
18 tháng 11 2021 lúc 11:09

Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con người :Thương người như thể thương thân . Một miếng khi đói bằng một gói khi no . Một giọt máu đào hơn ao nước lã . Lá lành đùm lá rách . Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ . Chị ngã, em nâng . Nhường cơm, sẻ áo . Yêu nhau chín bỏ làm mười

phạm thị hà phương
18 tháng 11 2021 lúc 11:13

Ví dụ : em giúp 1 bà lão sang đường
 Lá lành đùm lá rách
+Thương người như thể thương thân.
+Nhường cơm, sẻ áo.

 

Khắc Quân Hoàng
Xem chi tiết
Linh Hương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 4:48

Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 10 2019 lúc 17:33

Đáp án

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về con người và xã hội.

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

   + Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích).

    + Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)