Qua những tác phẩm văn học đã học, em hãy chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt
Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói
- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung
Trong văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" Đặng Thai Mai đã từng đánh giá "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Bằng hiểu biết của mình về tiếng Việt em hãy àm sáng tỏ ý kiến trên.
Giúp mk!!!!!!!!!!!
(Đủ cả phần giải thích, chứng minh nha)
Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.
Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.
Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.
Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.
Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”?
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ về ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt và ý kiến của bản thân trực tiếp phân tích, miêu tả trên nhiều phương diện. Cụ thể như sau:
- Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
- Để bổ sung cho chứng cứ trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả sắp xếp từ những chứng cứ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên phương diện nào ?
A. Ngữ âm
B. Các phương diện liên kết câu trong tiếng Việt.
C. Từ vựng
D. Ngữ pháp.
Lập dàn ý đề bài sau: Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một tác phẩm văn học mà em đã học".
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các công trình nghiên cứu…)
- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử
⇒ Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến cụ thể
2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt
a) Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp
- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:
+ Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta
+ Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”
+ Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
+ Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc trầm bổng
b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay
- Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người
- Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt
+ Từ vựng: tăng lên qua các thời kì
+ Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn
+ Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng
⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều thao tác lập luận, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện…
- Liên hệ bản thân: cần có ý thức giữ gìn sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt…
Mở bài : Đây là phần quan trọng của bài văn, nếu bạn viết được mở bài hay thì thân bài sẽ diễn đạt ra mạch lạc hơn :) Ở đề bài này, bạn có thể nêu ý kiến của mình về Tiếng Việt, sau đó tóm gọn lại ý " Sự giàu đẹp của Tiếng Việt".
Thân bài : Chứng minh thì cần dẫn chứng cụ thể. Bài văn này có 2 luận điểm chính : sự giàu đẹp của Tiếng Việt và giữ gìn vẻ đẹp của Tiếng Việt ( nếu ở cấp 3 thì nên có luận điểm này về khía cạnh xã hội để được cao điểm hơn).
Bạn có thể nêu sơ qua về nguồn gốc của Tiếng Việt trước đây có mượn những từ Hán, nhưng Tiếng Việt của ta không hoàn toàn phụ thuộc vào Tiếng Hán mà ngược lại, chính tiếng Hán lại bổ sung, hỗ trợ cho sự giàu có của Tiếng Việt. ( ví dụ những tiếng Hán bạn biết như y phục = quần áo, nhưng 1 số trường hợp 2 từ này không thể thay đổi cho nhau được, điều đó chứng minh việc tiếng Việt không phụ thuộc vào tiếng Hán ).
Trích dẫn câu nói của Bác Hồ làm minh chứng : "Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc ta", bạn có thể dẫn chứng ra những tác phẩm nổi tiếng như " Thu điếu" của Nguyên Khuyến, các bài thơ hay của Huy Cận, Xuân Diệu.. với lối sử dụng từ ngữ điêu luyện làm tác phẩm trở nên hay hơn, tả được nội tâm của con người. Ví dụ điển hình là bài thơ "Thu điếu", dùng cảnh tả tình cảm của mình qua những từ ngữ, âm thanh trầm buồn. Bạn cũng có thể dẫn chứng những từ tuy giống nhau nhưng tùy theo trường hợp cần được sử dụng hợp lý : nước "dờn dợn" và "dờn dợn" đồng nghĩa, nhưng từ "dợn dợn" ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, "bâng khuâng" và "băn khoăn" nhiều người hiểu lầm giống nhau, nhưng từ "bâng khuâng" là cảm xúc luyến tiếc, còn "băn khoăn" lại là nghĩ ngợi vì 1 điều gì đó.
Luận điểm 2, bạn có thể nêu vấn đề " ngày nay, lợi dụng sự giàu có về ngữ nghĩa của Tiếng Việt, một số cá nhân đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của Tiếng Việt..." rồi khẳng định đây là những hành vi cần phải bị ngăn chặn.
Kết bài : Khẳng định lại ý chính và nêu suy nghĩ của mình về vấn đề ( có thể lấy luận điểm 2 làm những hành động cụ thể của người học sinh )
I-Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
(1)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. |
(2)Sự giàu đẹp của Tiếng Việt | (b) Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra bài học về việc học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác. |
(3)Đức tính giản dị của Bác Hồ | (c) Tiếng Việt giàu và đẹp. Sự phát triển của nó chứng minh sức sống dồi dào của dân tộc. |
(4)Ý nghĩa văn chương | (d) Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nét đẹp ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. |
chào các bạn :3 giải giùm mình câu này nhé mình đang cần gấp lắm lắm :(
Văn bản : "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" nhé
Câu hỏi : Để chứng minh Tiếng Việt giàu và đẹp ,tác giả đã chứng minh trên những phương diện nào ?
Ai làm đúng mình sẽ tick cho
Cảm ơn nhiều :3 iu
Qua bài Nhật Bản đã học, em học tập được những gì ở đất nước và con người Nhật để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh ?
Bài học kinh nghiệm từ đất nước Nhật Bản để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh
- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập
- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển
Qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt bằng một đoạn văn.
Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là tiếng nói tự hào về thứ ngôn ngữ đặc sắc của dân tộc. Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, tiếng hay. Bằng những lập luận chặt chẽ viết theo văn phong khoa học, tác giả đã đưa ra những lí lẽ đầy thuyết phục. Tiếng Việt đẹp bởi giàu chất nhạc, có âm hưởng, thanh điệu vô cùng uyển chuyển và tế nhị. Đó cũng là chất liệu để viết lên bao áng văn chương, bao khúc hát ngọt ngào, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Thứ tiếng ấy còn có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, hệ thống nguyên âm và phụ âm vô cùng phong phú. Từ ngữ qua các thời kì tăng lên ngày một nhiều. Ngữ pháp của tiếng Việt cũng dần trở nên uyển chuyển, chính xác. Điều đó khiến cho tiếng Việt trở nên phong phú, có khả năng biểu đạt đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, kĩ thuật, văn hóa, văn nghệ… Như vậy, tiếng Việt là niềm tự hào, là “quốc ngữ” của người Việt. Để có được điều đó, hơn bốn nghìn năm qua, cả dân tộc ta đã cùng nhau đoàn kết chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại quốc, để giữ trong mình tiếng nói riêng của người Việt. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần gìn giữ và phát huy để tiếng nói ấy ngày càng đẹp và càng hay hơn. Đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào khi chúng ta mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.