Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Ngu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Vy
4 tháng 3 2022 lúc 16:45

anh đi học hay học olnline

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Ngu
4 tháng 3 2022 lúc 18:33

các bạn giúp mình nha

Xanh lam
Xem chi tiết
Etermintrude💫
11 tháng 3 2021 lúc 22:12

. Lập dàn ý:

I – Mở bài thuyết minh về con trâu

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài thuyết minh về con trâu

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Thuyết minh con trâu lớp 9

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp và ngắn. Bụng to. Da dày có màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C 1,5 - 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500kg, đường tốt là 700 - 800kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mỹ nghệ như lược, tù...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu - có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường là những người chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kỳ tích thống lĩnh mười hai sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA Games 22. Trâu không còn là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu là biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 22:14

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

- Trâu có sừng

- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam

- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam

a. Trong đời sống vật chất thường ngày

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân

- Trâu có thể lấy thịt

- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

4. Tương lai của trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….

- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

Bài văn:

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.

lan trinh
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
3 tháng 4 2022 lúc 10:14

Tham khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em tham gia chứng kiến (Trận bóng đá của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào?)

2. Thân bài

 

- Quang cảnh trận đấu: thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem…

- Diễn biến trận đấu:

Hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau.Các cầu thủ nổi trội trong trận đấu.Những tình huống nguy hiểm, bất ngờ của hai đội.Thái độ, cảm xúc của người xem…

- Kết quả của trận đấu: Tỉ số là bao nhiêu? Đội nào thắng?

3. Kết bài

Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem.

Bài văn:

Bóng đá – môn thể thao vua luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong các trận bóng đá em đã từng xem trên truyền hình, có lẽ trận đấu bán kết giải bóng đá U23 châu Á giữa Việt Nam và Quatar vào ngày 23/01/2018 để lại trong em và cả trong lòng người dân Việt Nam những kỷ niệm và nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.

Trận bóng được diễn ra tại sân bóng Thường Châu, Trung Quốc. Sân bóng lớn hình chữ nhật có các đường kẻ trắng lớn ngang dọc phù hợp với luật chơi. Dưới sân là lớp cỏ xanh mướt giúp các cầu thủ khi chạy trên sân được an toàn hơn. Trên khán đống nghịt dù thời tiết có lạnh những vẫn vang tiếng hò hét, cổ vũ. Tiếng kèn khai mạc trận đấu vang lên, cầu thủ Việt Nam mặc áo trắng và cầu thủ Quatar mặc áo đỏ tiến vào sân. Tiếng reo hò lại vang thật to thật rõ khi các cầu thủ xuất hiện. Lần lượt hai đội chào cờ, các cầu thủ đặt tay lên ngực mình nhẩm theo bài quốc ca hùng tráng đang vang lên. Tiếng còi của trọng tài báo hiệu trận đấu bắt đầu. Người chuyền đường bóng đầu tiên chính là cầu thủ Xuân Trường – đội trưởng đội bóng U23 Việt Nam. Bóng được chuyền đi, 22 cầu thủ trên sân bắt đầu di chuyển theo chiến thuật của riêng đội mình giành bóng, kiến tạo những đường bóng để ghi bàn. Các cầu thủ U23 có quả đá phạt từ cự ly 11m nên nhanh chóng ghi bàn mở đầu tỷ số 1 – 0 nghiêng về Quatar. Nhưng rất nhanh chóng sau đó, cầu thủ Quang Hải của Việt Nam ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng san bằng 1 đều. Không chỉ trên khán đài tại trận đấu tiếng hò reo cũng như cờ Việt Nam được tung bay, ngồi trước màn hình vô tuyến em và bố em cũng reo hò ầm ĩ cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

 

Chẳng bao lâu, các cầu thủ Quatar lại ghi thêm bàn thắng, nhưng cũng chỉ sau 2 phút, cầu thủ Quang Hải lại lập chiến công ghi bàn lần nữa. Kết thúc trận đấu với tỉ số hòa nên hai đội tuyển bước vào đấu hiệp phụ. Hai hiệp phụ trôi qua trong không khí đầy ganh đua và quyết liệt nhưng cũng không phân thắng bại nên bắt buộc phải đá luân lưu để tìm ra đội vào chung kết. Những lượt đá luân lưu vô cùng căng thẳng diễn ra. Không chỉ những người sút bóng, thủ môn mà thậm chí khán giả cũng hồi hộp, theo dõi từng phút giây. Và cuối cùng cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước quả sút cuối cùng quyết định chiến thắng của Việt Nam. Cả đất nước như vỡ òa khi cầu thủ Văn Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Việt Nam tiến thẳng vào chung kết đầy oai phong.

Đến bây giờ, em vẫn không thể quên sự kịch tích và thú vị của trận đấu ngày hôm đó. Em thật sự tự hào khi đội tuyển U23 Việt Nam đã giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là đội tuyển U23 Quatar.

 

Nguyễn Sỹ Dũng
Xem chi tiết
Tinz
12 tháng 11 2019 lúc 19:32

Mở bài:

Cho biết thời gian xảy ra sự việc.Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

Diễn biến sự việc.Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài: Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn

Kể về một lần em mắc lỗi mẫu 1

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

Khách vãng lai đã xóa

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu kỉ niệm về một lần em mắc lỗi.

Nhịp thời gian trôi đi, mọi thứ dần trở thành những kỉ niệm, góp phần làm nên quá khứ của mỗi người, làm động lực thúc đẩy cho hiện tại và tương lai. Những sự việc qua đi, để lại trong ta nhiều ấn tượng khó phai, là những bài học quý giá trong hành trình sống. Trong đó, kỉ niệm về một lần mắc lỗi với mẹ - nói dối mẹ khiến em còn nhớ mãi.

2. Thân bài

a) Hoàn cảnh

Kì nghỉ hè bắt đầu, em cũng các bạn cùng trang lứa được nghỉ ở nhà để thư giãn và chuẩn bị cho một năm học mới.Nghe lời cô giáo, khi nghỉ ở nhà bên cạnh việc học thì em còn giúp bố mẹ làm công việc nhà đơn giản.

b) Diễn biến

Buổi sáng hôm ấy, trước khi đi làm mẹ dặn em dọn dẹp nhà cửa và em vui vẻ nhận lời.Em chăm chỉ lau chùi thật sạch sẽ từng ngóc ngách, sắp xếp lại các đồ vật trong nhà cho ngăn nắp.Bàn tay em bỗng dừng lại, ánh mắt sáng lên khi thấy một chiếc bình hoa rất đẹp. Chiếc bình không to lắm, trông có vẻ khá cũ nhưng được mẹ cất khá kĩ càng, chiếc bình sáng lên một màu lấp lánh với những hoa văn trạm trổ rất tinh tế. Em nghĩ đây là lọ hoa rất có ý nghĩa với mẹ, có lẽ mẹ coi đó như sự gắn bó của một kỉ niệm nào đó, lưu giữ lại trong tâm trí nên mẹ rất hiếm khi dùng đến lọ hoa này.Em cầm lên ngắm nghía say sưa, mường tựa ra những kỉ niệm đã gắn bó với mẹ. Đó có thể là quà mà bà ngoại tặng mẹ chăng hay là chiếc bình hoa thời con gái mẹ thích. Đang miên man trong dòng suy tưởng thì bỗng nhiên một âm thanh lớn dội đến, em giật bắn mình và đánh rơi chiếc lọ hoa.Trước mặt em bây giờ là một đống thủy tinh vỡ vụn, em rất hoảng sợ và không biết phải làm sao. Bàn tay run lẩy bẩy nhưng vẫn cố lấy lại bĩnh tĩnh, hót đống đổ nát. Xong việc, em nghĩ cách che giấu tội lỗi, em quyết định sẽ nói dối mẹ.Khi mẹ đi làm về, em tươi cười chạy ra, hỏi han, lấy nước cho mẹ uống. Những hành động nhiệt tình hơn cả mọi ngày. Với khuôn mặt ngây thơ và vô tội, em nói vố mẹ là con mèo chạy qua làm vỡ chiếc lọ hoa, như không có chuyện gì liên quan đến mình.Khuôn mặt mẹ biến sắc, từ sự sửng sốt, bất ngờ rồi đến buồn rầu. Mẹ không nói câu gì, lặng lẽ đi vào trong phòng.Em bỗng thấy ái ngại, băn khoăn, suy nghĩ và buồn về những hành động, những suy nghĩ đã làm mẹ phiền lòng.Sau cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, em quyết định sẽ đi xin lỗi mẹ.

c) Kết thúc

Buổi tối, em lấy hết can đảm xin lỗi mẹ.Thì ra mẹ biết rằng em đã nói dối vì con mèo nhà mình mất đã được một tháng nay, chỉ là con vô tâm không biết.Mẹ âu yếm ôm em vào lòng, kể về những câu chuyện ý nghĩa, đong đầy kỉ niệm cùng chiếc lọ hoa nhỏ kia. Nhưng mẹ chấp nhận tha lỗi cho em, đó là một bài học quý giá về lòng trung thực và sự khoan dung, độ lượng với mỗi người.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ về kỉ niệm đó.Một hay nhiều lần mắc lỗi là điều không tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Song điều quan trọng là ta hãy biết nhận lỗi và rút ra những bài học sâu sắc, để cuộc sống thêm ý nghĩa.
Khách vãng lai đã xóa

Dàn ý :

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu kỉ niệm về một lần em mắc lỗi.

Nhịp thời gian trôi đi, mọi thứ dần trở thành những kỉ niệm, góp phần làm nên quá khứ của mỗi người, làm động lực thúc đẩy cho hiện tại và tương lai. Những sự việc qua đi, để lại trong ta nhiều ấn tượng khó phai, là những bài học quý giá trong hành trình sống. Trong đó, kỉ niệm về một lần mắc lỗi với mẹ - nói dối mẹ khiến em còn nhớ mãi.

2. Thân bài

a) Hoàn cảnh

Kì nghỉ hè bắt đầu, em cũng các bạn cùng trang lứa được nghỉ ở nhà để thư giãn và chuẩn bị cho một năm học mới.Nghe lời cô giáo, khi nghỉ ở nhà bên cạnh việc học thì em còn giúp bố mẹ làm công việc nhà đơn giản.

b) Diễn biến

Buổi sáng hôm ấy, trước khi đi làm mẹ dặn em dọn dẹp nhà cửa và em vui vẻ nhận lời.Em chăm chỉ lau chùi thật sạch sẽ từng ngóc ngách, sắp xếp lại các đồ vật trong nhà cho ngăn nắp.Bàn tay em bỗng dừng lại, ánh mắt sáng lên khi thấy một chiếc bình hoa rất đẹp. Chiếc bình không to lắm, trông có vẻ khá cũ nhưng được mẹ cất khá kĩ càng, chiếc bình sáng lên một màu lấp lánh với những hoa văn trạm trổ rất tinh tế. Em nghĩ đây là lọ hoa rất có ý nghĩa với mẹ, có lẽ mẹ coi đó như sự gắn bó của một kỉ niệm nào đó, lưu giữ lại trong tâm trí nên mẹ rất hiếm khi dùng đến lọ hoa này.Em cầm lên ngắm nghía say sưa, mường tựa ra những kỉ niệm đã gắn bó với mẹ. Đó có thể là quà mà bà ngoại tặng mẹ chăng hay là chiếc bình hoa thời con gái mẹ thích. Đang miên man trong dòng suy tưởng thì bỗng nhiên một âm thanh lớn dội đến, em giật bắn mình và đánh rơi chiếc lọ hoa.Trước mặt em bây giờ là một đống thủy tinh vỡ vụn, em rất hoảng sợ và không biết phải làm sao. Bàn tay run lẩy bẩy nhưng vẫn cố lấy lại bĩnh tĩnh, hót đống đổ nát. Xong việc, em nghĩ cách che giấu tội lỗi, em quyết định sẽ nói dối mẹ.Khi mẹ đi làm về, em tươi cười chạy ra, hỏi han, lấy nước cho mẹ uống. Những hành động nhiệt tình hơn cả mọi ngày. Với khuôn mặt ngây thơ và vô tội, em nói vố mẹ là con mèo chạy qua làm vỡ chiếc lọ hoa, như không có chuyện gì liên quan đến mình.Khuôn mặt mẹ biến sắc, từ sự sửng sốt, bất ngờ rồi đến buồn rầu. Mẹ không nói câu gì, lặng lẽ đi vào trong phòng.Em bỗng thấy ái ngại, băn khoăn, suy nghĩ và buồn về những hành động, những suy nghĩ đã làm mẹ phiền lòng.Sau cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, em quyết định sẽ đi xin lỗi mẹ.

c) Kết thúc

Buổi tối, em lấy hết can đảm xin lỗi mẹ.Thì ra mẹ biết rằng em đã nói dối vì con mèo nhà mình mất đã được một tháng nay, chỉ là con vô tâm không biết.Mẹ âu yếm ôm em vào lòng, kể về những câu chuyện ý nghĩa, đong đầy kỉ niệm cùng chiếc lọ hoa nhỏ kia. Nhưng mẹ chấp nhận tha lỗi cho em, đó là một bài học quý giá về lòng trung thực và sự khoan dung, độ lượng với mỗi người.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ về kỉ niệm đó.Một hay nhiều lần mắc lỗi là điều không tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Song điều quan trọng là ta hãy biết nhận lỗi và rút ra những bài học sâu sắc, để cuộc sống thêm ý nghĩa. 

Bài văn :

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

Khách vãng lai đã xóa
lan anh
Xem chi tiết
Ngọc Ánh 2
27 tháng 1 2022 lúc 16:16

Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.

HT ~

Khách vãng lai đã xóa
lan anh
Xem chi tiết
Nguyên Anh Phạm
Xem chi tiết
LE CONG DANH
19 tháng 11 2024 lúc 20:36
I. Mở bài:

Giới thiệu về đại dịch và tác động của nó:

Nêu khái quát về đại dịch và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với xã hội, đời sống con người. Chỉ ra rằng trong khó khăn, hoạn nạn, chính tình người, sự sẻ chia và lòng nhân ái đã làm vơi đi nỗi đau và giúp con người vượt qua thử thách.

Giới thiệu câu chuyện sẽ kể:

Đề cập đến một câu chuyện cảm động mà em chứng kiến hoặc nghe kể, trong đó thể hiện rõ tình người trong đại dịch. Khơi gợi sự chú ý và cảm xúc của người đọc, chuẩn bị cho phần thân bài.

Ví dụ mở bài:

Đại dịch COVID-19 đã mang đến những thử thách lớn lao cho toàn nhân loại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những lúc khó khăn nhất, tình người lại chính là ngọn lửa sưởi ấm, giúp chúng ta vượt qua. Hôm nay, tôi muốn kể lại một câu chuyện về tình người trong hoạn nạn, mà tôi đã chứng kiến trong chính đại dịch này – một câu chuyện về lòng tốt và sự sẻ chia trong thời điểm đầy gian khó.

II. Thân bài:

Kể câu chuyện về tình người trong đại dịch:

Giới thiệu hoàn cảnh, sự kiện: Miêu tả về tình hình đại dịch và hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà nhân vật chính (hoặc những người trong câu chuyện) gặp phải. Ví dụ: Các bệnh viện quá tải, người dân bị cách ly, nhiều người mất việc làm, khó khăn trong việc kiếm sống… Những hành động thể hiện tình người: Kể về những người đã giúp đỡ, sẻ chia với cộng đồng trong thời gian đại dịch. Ví dụ: Người bác sĩ không quản ngại khó khăn để cứu chữa bệnh nhân, người dân tự nguyện ủng hộ vật phẩm cho những người nghèo, những tổ chức từ thiện hỗ trợ tiền bạc, thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn. Cảm xúc và suy nghĩ của em về tình người trong câu chuyện: Em cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn trong cộng đồng. Những hành động này không chỉ giúp người nhận mà còn làm ấm lòng người cho đi.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Tình người trong đại dịch là nguồn động viên lớn lao, làm giảm bớt sự lo âu, căng thẳng của mọi người. Nó thể hiện sức mạnh của lòng nhân ái, sự đoàn kết và sẻ chia trong hoạn nạn, qua đó làm nổi bật giá trị của tình người trong cuộc sống. III. Kết bài:

Tóm tắt lại câu chuyện và những suy nghĩ của em:

Nhắc lại ý nghĩa của tình người trong đại dịch, nhấn mạnh những hành động nhân ái, sẻ chia mà em đã chứng kiến. Đưa ra nhận xét về giá trị của tình người trong những thời khắc khó khăn nhất.

Khẳng định thông điệp về tình người:

Trong đại dịch, tình người chính là ánh sáng giúp mọi người vượt qua bóng tối của hoạn nạn, là yếu tố quyết định khiến xã hội mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Lời kêu gọi mọi người tiếp tục đoàn kết, sẻ chia và giúp đỡ nhau trong những thời điểm khó khăn.

Ví dụ kết bài:

Từ câu chuyện về tình người trong đại dịch, tôi nhận ra rằng dù thế giới có bao nhiêu thử thách, khổ đau, thì tình thương giữa con người với con người luôn là nguồn sức mạnh vô giá. Những hành động tử tế, những cử chỉ quan tâm, dù là nhỏ bé, nhưng lại có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng, nếu tất cả chúng ta biết yêu thương và sẻ chia, thì dù là trong đại dịch hay bất kỳ hoàn cảnh nào, tình người sẽ luôn chiến thắng, giúp chúng ta vững vàng bước tiếp.

4o mini
Đỗ Kiều Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
27 tháng 5 2021 lúc 16:26

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vũ
27 tháng 5 2021 lúc 16:30

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.

Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
27 tháng 5 2021 lúc 16:31

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Khuê
Xem chi tiết
Hà Phan Hoàng	Phúc
9 tháng 12 2021 lúc 18:59

1. Mở bài:

Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp sách:

Chiếc cặp có quai đeoLàm bằng vải daHình khối hộp chữ nhậtMàu xanh tươi và xanh thẫm

- Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

Màu xanh tươi có hình trang trí.Đường viền cặp màu vàng.Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

Quai da den để xách.Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.Công dụng của từng ngăn,...

3. Kết bài:

Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

Chiếc bàn có ghế liềnChiếc bàn học màu trắngChiếc bàn có giá sách ở phía trênBàn dài 1m và rộng 50cmTrông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

- Mặt bàn:

Màu trắngNhẵn bóngCó gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

- Hộc bàn:

Được đính kèm dưới mặt bànCó ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợiCó núm cầm hình tròn

- Ghế:

Ghế được nối với bànCố thanh gác chânMàu trắngHình vuông

- Giá sách:

Đính trên mặt bànMàu trắngCó 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

Ngồi học bàiĐể sách vởDùng để đặt các vật trang tríGiúp em rèn luyện viết chữ đẹpGiúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

Em rất thích chiếc bàn học của emNhờ có bàn mà em học tốt hơnEm sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Thúy Vy
9 tháng 12 2021 lúc 19:00

MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra

TB: khái quát sự việc

tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng

cảm xúc của em

TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Khuê
10 tháng 12 2021 lúc 19:51

Em cảm ơn 2 anh chị ạ.Anh Hoàng Phúc viết chi tiết thế thì chắc em phải mở OLM để em dựa vào bài của anh mà tả 1 sự vật khác.

Khách vãng lai đã xóa