Những câu hỏi liên quan
Đặng Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đắc Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Thảo Ly
Xem chi tiết
Uyên trần
24 tháng 3 2021 lúc 22:12
NGỤC TRUNG NHẬT KÍ ( Nhật kí trong tù ) của Hồ Chủ Tịch NGỤC TRUNG NHẬT KÍ Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong “Nhật kí trong tù”để làm sáng tỏ ý thơ trên. * Bài làm Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc “Nhật kítrong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mang bát ngát tình” Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù – Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì “trăm bài trăm ý đẹp” nghĩa là “Nhật kí trong tù” bài nào cũng “đẹp”. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết “ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh”. Ta nên hiểu “ánh đèn tỏa rạng” ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói: “ánh đèn” chính là thơ Bác; thơ Bác như “ánh đèn” đã “tỏa rạng”, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách “làm người”. Bởi vì: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”Nhà thơ nói đó là những “vần thơ thép”; những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép” nhưng tình vẫn “bát ngát mênh mông”. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói. Có ý kiến cho rằng: linh hồn trong “Nhật kí trong tù” là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Chiều tối) Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào “về rừng tìm chốn ngủ” và “từng chòm mây, trôi nhẹ” che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừngchân (phía cuối trời!). Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (“Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ “hồng” nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có “ Cô em xóm núi xay ngô tối”.Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình.Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của”cô em xóm núi” đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật. Gà gáy một lần đêm chửa tanChòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu, trận gió hàn (Khổ I, Giải đi sớm) Có người cho rằng ở khổ I này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là “ Cảnh ban mai tràn đầy khí thế “. Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn quét sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng. Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế ? Trong bài “cảnh chiều hôm”, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cáichất “thép” và “tình” đặc biệt”bát ngát mênh mông” của Người vẫn không hề thay đổi: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình Bài thơ nói rất thực về sự việc “ hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng”.Vậy đấy! đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất “thép” nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giải bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy. Người xưa có câu: “ Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả “ nhân loại cần lao”. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông đỏ nặng phù saMột tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại,sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là “vần thơ thép “, “Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Bình luận (0)
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
14 tháng 3 2016 lúc 18:19
Sau khi ra tù, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? mục đích của Chí là gì? điều này có ý nghĩa gì?

Thảo luận 1

Trong đoạn trích của sách ngữ văn sau khi ra tù Chí đến nhà Bá Kiến 3 lần: 1.Chí đến rạch mặt ăn vạ,mục đích chỉ muốn trả thù kẻ đẩy mình vào tù cũng chình là lúc bắt đầu cuộc đời con quỷ của làng Vũ Đại bị mọi người ko công nhận làm người . 2.Đến mục đích chính để xin tiền BK vì Chí bị mọi người khinh và Chí chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ nên fải xin tiền BK và đc BK cho đi sang nhà đội Tảo đòi tiền may mà đội Tảo bị ốm nếu ko đã chắc chắn sẽ có xô sát,thấy vậy CP tự đăc "Anh hùng làng này *** đứa nào bằng tao!" 3.sau khi nảy sinh tình cảm với TN ý nghĩ muốn làm người bùng lên trong đầu CP nên CP đã cầm dao sang nhà BK để đòi quyền làm người đòi lương thiện. Theo sự hiểu biết của mình là vậy.Chúc bạn hok tốt nha!

Thảo luận 2

Ba lần. - ở tù về hôm trước, hôm sau Chí uống rượu say rồi đến nhà BK. Phản ứng chửi bới, căm tức tự phát của Chí đã bị BK xảo quyệt vô hiệu hóa, mua chuộc anh ta. - Lần hai Chí đến xin được đi ở tù. Điều này tưởng vô lí song đã phản ánh rõ cảnh ngộ của Chí. Bị trừng phạt bởi án tù đã xong, nhưng anh không tìm được kế sinh nhai. Họ lại tiếp tục bị đẩy đến bước đường cùng. BK lợi dụng Chí làm tay sai cho mình. - Lần thứ ba và cũng là lần cuối. Sau khi bị Thị Nở từ chối tình cảm của mình, con đường trở về làm người lương thiện bị đóng lại trước Chí. Anh bị xã hội đương thời cự tuyệt quyền làm người. Chí đến nhà BK để đòi lương thiện. Chí giết BK rồi tự sát. Đây là lúc Chí bộc lộ sự tự ý thức của mình sau bao năm tháng mê muội của kiếp quỷ dữ. Nhưng đó là con đường không lối thoát. Tp thể hiện ngòi bút nhân đạo của Nam Cao. Luôn xót xa trước những bi kịch của con người, khát khao sống cho ra kiếp con người mà ko có cơ hội.

Thảo luận 3

Hình như 2 lần chính thức và n hiều lần ăn vạ thì phải .Mục đích đến để xin tiền mua rượu,để được ăn uống vì nhà cụ Bá thường xuyên có đánh chén .Cũng như có câu ;mỡ có thơm ngon ruồi đậu đến ,ngày xưa chỉ coi trọng bữa ăn mà ,Chí lại không cha không mẹ,không nhà không cửa thì chẳng tìm đến miếng ăn đầu tiên là gì .Chả thế mà yêuNở cũng qua bát cháo hành, rạch mặt cũng từ cái chai rượ ,chết cũng vì ăn uống đó sao.

Thảo luận 4

chắc rủ đi nhậu...

Bình luận (0)
Zero to Hero
Xem chi tiết
trúc linh
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 10 2023 lúc 15:23

- Tìm hiểu về lịch sử: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về lịch sử của Nhà tù Côn Đảo, nhưng cũng như công cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Hiểu rõ về những khó khăn và nỗi đau mà các anh hùng yêu nước đã trải qua trong quá trình bị giam cầm tại đây.
- Tham quan di tích: Nếu có cơ hội, hãy tham quan Nhà tù Côn Đảo để trực tiếp chiêm ngưỡng và cảm nhận không gian lịch sử này. Lưu ý tôn trọng và duy trì di tích, không làm bất kỳ hành vi phá hoại hay xúc phạm tới giá trị lịch sử của nơi này.
- Khám phá nghệ thuật và văn hóa: Hãy nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật liên quan đến Nhà tù Côn Đảo. Đó có thể là các tác phẩm nghệ thuật, phim, sách vở hoặc bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác mà đã được tạo ra để tưởng nhớ và ghi nhận di tích này.
- Tham gia vào các hoạt động giáo dục và tình nguyện: Bạn có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục và tình nguyện liên quan đến lịch sử và di tích lịch sử. Điều này có thể là việc giúp đỡ viết bài, tổ chức buổi thảo luận, hoặc tham gia các chiến dịch xã hội nhằm tăng cường nhận thức về di tích này trong cộng đồng.
- Gìn giữ giá trị và ý nghĩa lịch sử: Cuối cùng, hãy gìn giữ và lan truyền giá trị và ý nghĩa của Nhà tù Côn Đảo cho các thế hệ sau. Hãy chia sẻ kiến thức và thông tin về di tích này với bạn bè, gia đình và cộng đồng để nâng cao nhận thức về lịch sử và tôn trọng công lao của những người đã hy sinh vì tự do và độc lập của Việt Nam.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
8 tháng 10 2017 lúc 10:11

Nếu người dân lúc đó đã giác ngộ thì chắc chắn đã không có hình ảnh con đường mòn phân chia ranh giới hai khu mộ và không có câu hỏi của bà mẹ người tử tù "Thế này là thế nào?" khi thấy vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du. Câu hỏi đó thể hiện sự ngạc nhiên nhưng không giấu được cảm xúc mừng thầm của người mẹ. Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa.

Nguyễn Tuân, khi đọc Thuốc đã có nhận xét: "Cái câu hỏi Thế này là thế nào?” trong đoạn cuối truyện được láy đi láy lại như một điệp khúc. Nó cũng tác động đến cảm nghĩ của người đọc y như điệp khúc kể khổ trong truyện cầu phúc … Trong Cầu phúc cũng là một bà mẹ đau khổ, bâng khuâng tự trách.

Trong Thuốc lại một bà mẹ đau khổ khác, cũng vấn vương mà tự hỏi "Thế này là thế nào?". Người đọc yên sao được trước những câu hỏi như thế.. Hình như nhân vật trong truyện hỏi thẳng vào chính mình. Và nhà văn đã liên tưởng tới bài thơ Mộ anh hoa nở của Thanh Hải, bài thơ nói về sự gắn bó keo sơn giữa quần chúng và cách mạng trong những năm tháng khủng bố dưới chính quyền Ngô Đình Diệm.

Bình luận (0)
nguyễn văn long
Xem chi tiết
Vũ Nam Khánh
22 tháng 3 2018 lúc 20:39

Đường vàng là con đường cách mạng mà Bác và đảng đang soi đường chỉ lối cho chúng ta. Lặp lại có ý nghĩa là dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẵn đọng lại trong tâm trí nhà thơ. 

Bình luận (0)
son le
Xem chi tiết
_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Phương Thảo
25 tháng 2 2019 lúc 5:24

Trả lời : 

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Bình luận (0)
Người dùng hiện không tồ...
24 tháng 2 2019 lúc 21:55

Nắm đc chìa khóa chốn lao tù là đập tan gông xiềng nô lệ, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập, tự chủ của đất nc, dân tộc mình. Dùng tiếng nói thống nhất là 1 đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giwx vững tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ nhiệt tình yêu nc, từ đó sẽ dấy lên những cuộc đấu tranh giành lãnh thổ đã mất và bảo vệ đc truyền thống văn hóa thiên liêng của dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Hiền Anh
25 tháng 2 2019 lúc 11:54

khẳng định tiếng nói của dân tộc rất thiêng liêng cao quý ,giữ được tiếng nói tức vẫn là người dân của một nước độc lập.

Bình luận (0)