Những câu hỏi liên quan
Đình Khải
Xem chi tiết
Trương Tố Nhi
2 tháng 1 2020 lúc 20:20

Bạn hok thì cũng giống bạn thân thôi !!! Bạn tự làm được mà đúng không ??? Easy mà...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kuroko Tetsuya
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Trúc Phương
12 tháng 1 2018 lúc 13:55

Mk chọn đề 1 

Mở bài trực tiếp:

Trong nhà em có rất nhiều người nhưng người mà em yêu quý nhất đó là mẹ.

Mở bài gián tiếp:

             " Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc 

               Mẹ ru con yêu thương con tha thiết"

Khi nghe ca khúc này tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi ,đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ. Người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm tí tôi.

Bình luận (0)
pektri4
Xem chi tiết
pektri4
31 tháng 10 2017 lúc 5:38

Ai giúp tui k cho

Thanks

Chúc may mắn

Bình luận (0)
minhduc
31 tháng 10 2017 lúc 5:46

Trong những thế hệ sau này, hầu như ai lớn lên cũng biết đến Cô bé quàng khăn đỏ ngoan ngoãn và ngây thơ trong truyện cổ Grimm.

(Thethaovanhoa.vn) - Trong những thế hệ sau này, hầu như ai lớn lên cũng biết đến Cô bé quàng khăn đỏ ngoan ngoãn và ngây thơ trong truyện cổ Grimm. Tuy nhiên, trong các phiên bản cũ hơn của câu chuyện này, thì Cô bé quàng khăn đỏ còn biết tán tỉnh còn chó sói thì quyến rũ cô bé.

"Cô bé quàng khăn đỏ" tung trailer đầu tiên

Hiện bảo tàng truyện tranh Bilderbuchmuseum ở Troisdorf (Đức) đang tổ chức cuộc triển lãm mang đề tài về Cô bé quàng khăn đỏ.

Trong truyện cổ Grimm, Cô bé quàng khăn đỏ là một cô bé ngây thơ đã bị chó sói ăn thịt. Rồi bác thợ săn tốt bụng đã cứu sống hai bà cháu cô bé bằng cách giết chó sói rồi mổ bụng nó kéo họ ra.

Mặc dù phi logic, song cả hai bà cháu Cô bé quàng khăn đỏ đều không hề hấn gì sau một thời gian nằm trong bụng sói.

Rõ ràng, trong câu chuyện của mình, anh em nhà Grimm không hề đề cập gì tới những mâu thuẫn trong câu chuyện, mà họ quan tâm hơn tới việc khiến trẻ em sợ hãi khi được nghe chuyện. Bởi họ muốn dạy các em kỹ năng sống ngoan ngoãn lễ phép, biết vâng lời mẹ và không nói chuyện với người lạ.

Song giờ nhiều người cho đầy là sự bài ngoại và hèn nhát.

Cô bé quàng khăn đỏ còn biết tán tỉnh, thân mật với sói

Nhiều phiên bản “Cô bé quàng khăn đỏ”

Đến với cuộc triển lãm về Cô bé quàng khăn đỏ tại Bảo tàng Bilderbuchmuseum, nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất châu Âu về nhân vật này gồm rất nhiều cuốn sách và tranh, người hâm mộ sẽ thấy được nhiều gương mặt của Cô bé quàng khăn đỏ.

Trong mỗi vật phẩm trưng bày, khách tham quan có thể thấy Cô bé quàng khăn đỏ "chạm trán" chó sói khác hẳn.

Theo giám tuyển triển lãm, Bernhard Schmitz, cho biết bộ sưu tập đặc biệt về Cô bé quàng khăn đỏ này được vợ chồng người Thụy Sĩ Elisabeth và Richard Waldmann tặng lại bảo tàng. Trong suốt hơn 30 năm, họ đã sưu tập các ấn phẩm về Cô bé quàng khăn đỏ bất cứ nơi nào họ đặt chân tới. Cứ miệt mài như vậy, họ đã thu thập được hơn 800 cuốn sách được in trong cuối thế kỷ 18 cũng như vô số búp bê, rối, đồ chơi, đồ ăn, đồ trang trí...

Cô bé quàng khăn đỏ còn là nhân vật mạnh mẽ, tấn công nạt sói

Hồi năm 1697, Charles Perrault đã viết câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ là một thiếu niên rất ngây thơ nhưng rất thích quyến rũ sói. Và sau khi được sói mời về nhà nó, Cô bé quàng khăn đỏ đã nằm cạnh sói. Thời đó, câu chuyện này được xem như một lời cảnh báo cho các cô gái trẻ nhằm ứng phó với những kẻ "hám gái".

Rõ ràng khía cạnh gợi tình trong câu chuyện gốc đã không bị "bào mòn" qua thời gian bởi trong cuốn truyện tranh xuất bản hồi những năm 1990 cũng mô tả Cô bé quàng khăn đỏ theo cách đó.

Trong phiên bản tiếng Anh đầu tiên, được xuất bản hồi năm 1729, thì câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ lại không có phần kết hậu. Cô bé quàng khăn đỏ và bà cô đã bị sói nuốt chửng, nhưng không có bác thợ săn nào tới cứu.

Nhưng trong phiên bản tiếng Đức đầu tiên, không phải là câu chuyện trong truyện cổ của anh em nhà Grimm, nhà văn Ludwig Tieck không thích phần kết đen tối của phiên bản tiếng Pháp nên ông đã thêm nhân vật bác thợ săn đến giải cứu hai bà cháu.

Năm 1812, anh em nhà Grimm đã biến Cô bé quàng khăn đỏ thích tán tỉnh thành cô bé ngây thơ. Lập tức, câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ trở thành tác phẩm ăn khách ở Đức và châu Âu. Nhiều yếu tố trong câu chuyện đã được trích in trên các tấm thiệp. Thậm chí ngày nay, hình ảnh cô bé duyên dáng ngây thơ này còn hiện diện trên các chai rượu champagne, pho mát đóng gói và chocolate.

Câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ được mô tả bằng những dấu chấm, qua đó kích thích trí tưởng tượng của mọi người

Trở thành cô bé hiện đại, mạnh mẽ, phản diện

Cô bé quàng khăn đỏ tiếp tục là nhân vật được tái tạo trong nhiều phiên bản sau này. Trong cuốn truyện thiếu nhi Little Red Hat, Geoffroy de Pennart đã biến Cô bé quàng khăn đỏ thành một cô bé ngoan cố, thậm chí còn tấn công cả chó sói. Qua đó, phản ánh ý tưởng hiện đại về những đứa trẻ biết vâng lời, nhưng tự ý thức được bản thân.

Trong thập niên 1980 lại là những ấn phẩm mang tính giáo dục khác. Trong những ấn phẩm đó, mục tiêu giáo dục của là bất bạo động. Chính vì vậy mà trong phiên bản hiện đại hơn, chó sói không nuốt chửng Cô bé quàng khăn đỏ, mà kiềm chế bản thân, song kiểm soát các cử động của cô bé bằng cách cuộn quanh chân cô.

Trong những năm 1990 lại có phiên bản khác về câu chuyện này. Cụ thể, năm 1993 Bettina Bayerl đã cho ra đời cuốn truyệnNo Mercy!, trong đó gợi lại các yếu tố “nhạy cảm” từng được đề cập trong phiên bản tiếng Pháp.

Trong câu chuyện của mình, nghệ sĩ Burgi Kuhnemann mô tả Cô bé quàng khăn đổ là một nhân vật phản diện, còn khống chế cả chú chó sói có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kuhnemann là nghệ sĩ truyện tranh đã cho ra đời nhiều câu chuyện dựa theo truyện cổ tích.

Trong những năm 1960, nghệ sĩ Warja Honegger-Lavater còn mô tả câu chuyện này chỉ bằng những dấu chấm. Từ hình ảnh trừu tượng, người ta có thể tưởng tượng về nhân vật này dựa theo nền văn hóa, kỷ nguyên hoặc độ tuổi khác  nhau

Bình luận (0)
nguyenvankhoi196a
31 tháng 10 2017 lúc 5:47

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé rất ngoan ngoãn tốt bụng, cô luôn được mọi người yêu mến, bà ngoại là người yêu cô nhất. Sinh nhật cô bé, bà đan tặng cô một chiếc khăn màu đỏ rất đẹp, hễ đi đâu cô bé cũng quàng. Vì thế nên mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm nọ, bà ngoại bị ốm, mẹ dặn Khăn Đỏ đem bánh sang biếu bà. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ dặn cô rất kĩ:- Con à, sang bà thì con đi đường thẳng đến nhà bà luôn nhé, đừng la cà dọc đường. Đường vòng qua rừng có rất nhiều chó sói đấy.

Cô bé ngoan ngoãn nghe lời mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà bà ngoại. Nhưng vốn tình ham chơi, trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, những con bướm màu sắc sặc sỡ đang tung tăng bay lượn, mải chơi quá cô bé quên mất lời mẹ dặn, cứ thế đi men theo đường rừng. Đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:

– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, cô quên lời mẹ dặn rồi à? Cô quay lại đi đường thẳng đi, đi đường vòng sẽ bị sói ăn thịt đấy.

Mặc cho sóc can ngăn, cô bé vẫn rong ruổi theo đàn bướm. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Sói nhìn thấy Khăn Đỏ thì mừng lắm, vậy là đã có bữa ăn rồi. Sói ngay lập tức nhảy ra từ bụi rậm tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ồm ồm:

– Này, nhóc con, đang tung tăng đi đâu thế?

Nhìn thấy chó Sói Khăn Đỏ sợ hãi, cô run run trả lời:

– Bà ngoại cháu bị ốm, mẹ cháu sai mang bánh sang biếu bà ạ.

cô bé quàng khăn đỏ gặp chó sói trong rừng

Sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: “À, hoá ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu nó mới được”. Sói tiếp tục hỏi:

– Thế nhà bà ngoại cháu ở đâu?

Cô bé quàng khăn đỏ đáp:

– Nhà bà ngoại cháu ở bên kia khu rừng này. Ngôi nhà gỗ có cái ống khói cao tít, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.

Biết tính cô ham chơi, sói ta liền bảo:

– Bà cháu đang ốm, vậy cháu hãy đi hái ít hoa mang cho bà đi.

Bình luận (0)
ARMY and LEGGO
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
19 tháng 3 2018 lúc 20:41

Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn nhưng các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này

Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .

Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.

Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì than lọ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi mọt ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.

Bình luận (0)
nayeonlands2209
Xem chi tiết
Đăng Khoa
25 tháng 2 2021 lúc 11:22

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp mẹ mua lúc mua từ năm mới vào tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với mẹ là sẽ cố gắng học tốt. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Bốn, tan học, mưa tầm tã ,sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy do học nhiều môn nên khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ !". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp kỉ niệm này.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất đẹp mắt và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh dương. Chiều dài độ bốn mươi xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp 3 chú gấu trong phim "Chúng tôi đơn giản là gấu."

Chiếc cặp được cấu tạo năm ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Còn có hai ngăn bên hông để bỏ bình nước. Thật là tiện lợi. Đã gần hai năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em đi đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Bình luận (4)
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
25 tháng 2 2021 lúc 11:10

* Tả bao quát:

- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng vải.

- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu xám.

- Loại cặp có 2 quai đeo.

   * Tả từng bộ phận:

- Bên ngoài:cặp chỉ có một màu xám

- Hai bên cặp có hai khoá sắt sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “vù vù” thật vui tai.

- Bên trong: Cặp gồm 2 ngăn:

+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

+ Ngăn thứ hai to hơn, em làm chỗ để cho sách vở vào. 

Bình luận (0)
Thỏ Con
Xem chi tiết
Zeref Dragneel
8 tháng 3 2018 lúc 18:38

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Chúc bạn học giỏi!!!

Bình luận (0)
Zeref Dragneel
8 tháng 3 2018 lúc 18:41

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Chúc bạn học giỏi!!!

Bình luận (0)

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Văn mẫu tả chiếc cặp sách số 2

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi xoa mềm để giữ cặp được bền.

Tả chiếc cặp sách tới trường của em số 3

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ!". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!

Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim "Cuộc phiêu lưu của Sinbad" làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Hãy tả lại chiếc cặp sách của em 4

Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi xách của mẹ em thành cái cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học. Ông em bảo chiếc cặp này vừa gọn, vừa bền, không như những chiếc cặp làm băng vải mủ trông bề ngoài rất đẹp nhưng chỉ vài tháng sau đã rách nát, rơi cả sách bút ra ngoài nên không dùng lâu được.

Chiếc cặp của em bằng vải da giả, màu tím, nắp màu đen. Ông em đã đo cắt để đựng vừa chiếc bảng con, sách vở, thước bút cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy tờ rời làm bài kiểm tra và các loại giấy màu và kéo, keo làm thủ công. Để cho chắc và đẹp, xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu hồng, chỗ gần sát cái cặp có thêm nẹp bằng vải nỉ màu xanh rêu. Góc phải phía dưới được may đính vào một chiếc thuyền buồm màu đỏ trông rất xinh.

Chiếc cặp của em có nhiều điểm khác so với những chiếc cặp bán ở các cửa hàng. Ông em hồi trẻ là một thợ may giỏi nên ông đă làm ra chiếc cặp đặc biệt cho em. Tuy là chiếc cặp cũ được sửa lại nhưng nó gọn và bền. Em hứa với ông sẽ học thật tốt như lời ông dặn khi trao chiếc cặp cho em.

Tả chiếc cặp sách của em 5

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.

Bài văn mẫu Tả chiếc cặp sách của em 6

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Bảo Saiyan
15 tháng 10 2016 lúc 11:41

miêu tả cảnh đẹp:

1. Mở bài:
- Giới thiệu cụ thể một phong cảnh đẹp mà em đã gặp.( cảnh ấy ở đâu, có ấn tượng như thế nào đối với em…)
2. Thân bài:
Cảnh đẹp đó như thế nào? Có những gì nổi bật đáng ghi nhớ .
- Mới bắt đầu bao quát chung về phong cảnh
- Miêu tả cụ thể phong cảnh ( theo thời gian, không gian khi ngắm cảnh, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước.
* vd: + Miêu tả cánh đồng : Nhìn từ gần xa và từ xa lại gần.
+ Màu sắc của cánh đồng ( xanh màu con gái hay chín vàng …)
+ Cò bay, con người đang làm trên cánh đồng, đàn trâu thong thả gặm cỏ
* Hay một vườn cây ăn trái, một ngọn núi, một con đường thành phố, một buổi sáng trên quê hương…
3. Kết bài:
Nêu ấn tượng về phong cảnh ấy liên tưởng thêm phong cảnh khác.

Bình luận (0)
Linh Phương
15 tháng 10 2016 lúc 12:30

I/ Mở bài:
Cảnh gì? Cảnh ở đâu? Thấy vào dịp nào? Với ai?
Tình cảm của em đối với biển?

II/ Thân bài: 
Tả bao quát: (một đoạn ngắn)
Lời ca ngợi quả thật không sai, nhìn từ xa, em không tin vào mắt mình, biển Nha Trang đẹp đến ngỡ ngàng.
Biển rộng mênh mông một màu xanh thẳm…
Bãi cát vàng trông mềm mại và uốn lượn như tấm lụa đào của cô tiên trên trời lỡ tay đánh rơi xuống trần gian…
Dọc theo bờ biển, những hàng cây đứng nghiêng mình như chào đón các vị khách đến từ phương xa…
Sâu lắng và dạt dào cảm xúc có lẽ là tiếng sóng, tiếng sóng vỗ vào bờ cát tạo âm thanh vừa sôi nổi vừa dịu dàng khiến lòng người càng thêm yêu biển.
Và gió nữa, từng cơn gió từ đại dương thổi vào tạo cho mọi người sự thoải mái, xua tan những mệt mỏi…

Tả chi tiết (theo trình tự thời gian): Sáng, chiều, tối. (3 đoạn)
Buổi sáng ở đây thật đẹp…
+ Mặt trời như một quả cầu lửa cầu lửa khổng lồ từ mặt biển nhô lên…
+ Xa xa, những chiếc thuyền đánh cá đang chạy vào bờ nhấp nhô trên sóng như những con hải âu chao lượn…
+ Mây trời trong xanh pha chút ửng hồng trông thật đẹp.
+ Cát dường như mịn màng hơn, nâng niu bước chân du khách…
+ Những hạt sương còn đọng trên lá cây, rơi xuống cát…
+ Biển đẹp quá!
Biển sôi động và nhộn nhịp nhất có lẽ lúc trời chiều…
+ Khi mặt trời đang dần xuống thấp, ánh nắng dịu lại…
+ Người người nô nức, hớn hở ra bờ biển để tắm mát nghịch đùa… (xây lâu đài cát, mò những con ốc sắc màu xinh xắn, chơi đuổi bắt, đá bóng, bơi lội tung tăng, ngâm mình trong làn nước mát lạnh trong xanh…)
+ Cảm giác thả mình trong làn nước mát, ngắm đại dương bao la, nhìn bầu trời cao vời vợi xanh thắm, mây trắng bồng bềnh…Thật thú vị làm sao!
+ Sau khi đùa nghịch tắm mát thỏa thích, mọi người lần lượt lên bờ vào những hàng ăn thưởng thức vị thơm ngon của các món hải sản nơi đây….giờ em vẫn còn nhớ về hương vị ấy.
Biển về đêm dường như yên tĩnh hơn…
+ Em cùng bố mẹ đi dạo dọc theo bờ biển…
+ Không khí thật dễ chịu làm sao…
+ Bầu trời hôm ấy đầy sao, những vì sao chi chít trên bầu trời như những hạt kim cương lấp lánh…
+ Vầng trăng như chiếc thuyền trôi bềnh bồng trên dòng sông ngân…(vầng trăng như quả bóng tròn lơ lững…)
+ Xa xa ngoài khơi, những ánh đèn ẩn hiện tạo nên một không gian vô cùng kì ảo…
+ Từng con sóng chạy vào bờ tung bọt trắng xóa, bố bảo em người ta gọi đó là sóng bạc đầu…

III/ Kết bài: 

Nêu nhận xét về (cảnh đó) biển …
Nêu cảm xúc của em (yêu, nhớ, hứa hoặc ước mong).

Do time không có nhiều nên e tham khảo dàn ý này rồi triển khai ý làm bài nhé!

Bình luận (0)
baonhi trinh
Xem chi tiết
Hoàng Trúc Nhi
10 tháng 5 2018 lúc 20:35

với lại sao bạn không tự làm mà lên đây hỏi

Bình luận (0)
Bae joo-hyeon
10 tháng 5 2018 lúc 21:29

bạn nên nhìn thực tế và bạn sẽ có thể tả được

Bình luận (0)
Bùi Hương Giang
Xem chi tiết
Music Girl
4 tháng 5 2018 lúc 21:39

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Bình luận (0)
Ngô Thế Trường ( CRIS DE...
4 tháng 5 2018 lúc 21:56

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

Bình luận (0)
The anh HL
8 tháng 5 2018 lúc 18:58

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Bình luận (0)