Lấy cho mình ba từ tượng hình và ba từ tượng thanh.
Bài 1: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người? 5 từ tượng thanh gợi tả âm thanh của đồ vật bị vỡ
Bài 2: Giải nghĩa các từ tượng hình và tượng thanh trên? Đặt câu với ba từ tượng hình
Bài 3: Theo em, trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” diễn biến tâm lý của chị Dậu được thay đổi theo hoàn cảnh sự việc có hợp lý không? Vì sao?
Bài 4: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Bằng kiến thức đã học trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên (đoạn văn tổng phân hợp 10 – 12 câu)
Bài 5: Qua tác phẩm “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em có nhận xét gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ?
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Lấy VD minh họa. Đặt 4 câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
Em tham khảo ở đây nhé:
Từ Tượng Hình, Từ Tượng Thanh
từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người. Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.
Ban đêm, tôi nghe rõ tiếng mưa rơi lắc rắc ngoài sân.
Ngày chia tay với anh, nước mắt chị rơi lã chã
Mùa xuân đến, mưa xuân lấm tấm bay trên những tán lá non
Con đường lên núi khúc khuỷu và khó đi
Lập lòe đom đóm bay tạo nên những tia sáng nhấp nháy rất đẹp trong màn đêm
Chiếc đồng hồ treo tường nhà em kêu tích tắc
Giọng nói ông ấy ồm ồm, rất khó nghe.
Mưa mùa hạ tuôn ào ào qua những mái hiên.
Những chú vịt với dáng đi lạch bạch rất đáng yêu
Viết đoạn văn (6-8 câu) tả cảnh mùa hè có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh
Mong các bạn gạch chân rõ từ tượng hình, từ tượng thanh hộ mình !!!!
Tham khảo:
Mùa xuân qua đi nhường chỗ cho mùa hè lại đến. Buổi trưa hè dưới ánh nắng chói chang càng thêm nóng hơn. Trưa hè oi ả không gợn chút mây, từng chiếc nhành lá tre như những đứa trẻ tinh nghịch rủ xuống mặt áo, đưa qua đưa lại. Những chú ve cũng như cảm nhận được tiết trời hè đến mà cất tiếng hát râm ran trên từng ngọn cây na, cây bàng trong vườn. Cứ mỗi đợt gió thổi qua, từng thân tre mảnh khảnh lại tựa vào nhau kêu kẽo kẹt. Trưa hè thật yên bình quá!
Từ láy tượng hình: mảnh khảnh
Tượng thanh: kẽo kẹt, râm ran.
trong những từ sau đây hãy xát định từ tượng hình, tượng thanh và nếu là từ tượng thanh hãy phân loại đâu là hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái động
( giúp mình với ạ ;-; )
em hãy viết một đoạn văn 5 7 câu kể về một buổi học trực tuyến mà em nhớ nhất trong đó có sử dụng từ tượng hình từ tượng thanh(gạch chân từ tượng hình và từ tượng thanh) mn giúp mình nhanh lên nha
Thu lại về! Về với đất trời mênh mang, rộng lớn. Trời ngày mùa thu đã dần chuyển mình. Nắng vàng bắt đầu ngả mình dịu êm trên không, những đám may bàng bạc khiến lòng người xao xuyến. Thu về tiếng trống trường tùng ... tùng... tùng gợi nỗi nhớ mơn man, tưng bừng của ngày khai trường. Thu về mang tiếng chim ca líu lo khắp các nẻo đường. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, hàng cây xà cừ ngả vàng trên khắp các con đường trên thành phố Hà Nội thân yêu. Ôi mùa thu! Tôi yêu biết mấy.
- từ tượng hình: bàng bạc, mênh mang...
- từ tượng thanh: tùng...tùng...tùng, líu lo
Hãy nêu khái niệm, đặc điểm, phân loại (nếu có) và lấy ví dụ về: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Trên mạng có rất nhiều những định nghĩa về từ tượng thanh và từ tượng hình nhưng để chính xác nhất các em nên dựa theo sách giáo khoa đề cập.
Theo đó từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.
Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.
Điểm chung: Cả từ tượng thanh và từ tượng hình hầu hết đều là từ láy. Đây là điểm cơ bản.
Tìm 5 từ tượng hình và 5 từ tượng thanh về chủ đề trường học giúp mình nhé
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
1) Tìm những bài thơ có ít nhất 3 từ tượng hình/ tượng thanh. Hãu gạnh chân và chỉ rõ đó là từ tượng hình hay từ tượng thanh
1.
Mưa
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi Rơi...
Đất trời mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
l967
(Trần Đăng Khoa)
2.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Các từ tượng hình như: chen đá, chen hoa, lom khom, lác đác, trời, non, nước...
Từ tượng thanh như: quốc quốc, gia gia
3.
a)
Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền.
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười.
(Tố Hữu, Mẹ Suốt)
b)
Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên…
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.
(Tố Hữu, Bà má Hậu Giang)
c)
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng boong
Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
(Trần Đăng Khoa, Buổi sáng nhà em)
d)
Sao Mai chờn vờn ngang mặt
Nam Tào Bắc Đẩu gần thôi
Vừa mới bước qua ngõ duối
Đã đi lơ lửng giữa trời.
Cổng làng bồng bềnh mây nổi
Bốn bề sương khói ngổn ngang
Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình lừng thững lên Trăng.
Tán đa bừng ra dột ngột
Có ai? Ơ bác thợ cày
Ngồi thổi nùn rơm, rít thuốc
Sau lưng, đồng lếnh láng bay.
(Trần Đăng Khoa, Trong sương sớm)
1.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
2.
( Trích : Bài thơ " Lượm " )
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái dầu nghênh nghênh
3.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Mỏi gối ôm cần câu chẳng được
Cá câu đớp động dưới chân bèo
4.
"Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi
Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng
Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới
Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang
Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang
Tính tang! Tính tình! Miền đông gian lao mà anh dũng
Tính tang! Tính tình hăng hái chiến đấu với quân thù
Đường xa chân đi vui bước
Lòng xuân thêm bao thắm tươi
Nhạc rừng vẳng đùa cùng nhịp bước
Hương rừng thoảng đưa hồn say sưa
5.
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi Rơi...
Đất trời mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
TL
Đó là:
Rối rít; Cuồn cuộn,Đu đưa
Hok tốt nghen