Trình bày mạng lưới;sự phân bố;thủy chế;hướng chảy;giá trị của sông ngòi Nam Á
Nêu vai trò của ngành GTVT-TTLL và trình bày hiện trạng mạng lưới giao thông ở nước ta hiện nay.
* Vai trò:
- Ngành GTVT-TTLL là ngành kinh tế đặc biệt vì nó vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất sản
xuất không vật chất. Tuy nó không trực tiếp tạo ra các của cải vật chất nhưng nó có vai trò to lớn quyết định tới hiệu quả của mọi
ngành kinh tế. Cho nên GTVT-TTLL trước hết được coi như là một ngành kinh tế có tính chất huyết mạch trong nền kinh tế quốc
dân. Vì thế ngành này luôn luôn được bảo đảm sự thông suốt.
- GTVT-TTLL được phát triển là để làm thỏa mãn cho nhu cầu đi lại, giao lưu, quan hệ giữa người với người, giữa các dân
tộc với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Nhờ đó mà loài người có thể tiếp thu được nền văn minh, và tinh hoa văn hóa của nhau.
- Phát triển GTVT-TTLL đối với bất cứ quốc gia nào hiện nay đều được coi là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nền văn
minh công nghiệp của mỗi nước. Cho nên phát triển GTVT-TTLL là thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước.
- Phát triển GTVT-TTLL còn có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý điều hành sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
* Hiện trạng:
Ngày nay nước ta đã xây dựng được gần đầy đủ các loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
hàng không, đường ống.
- Hiện trạng mạng lưới giao thông đường ô tô: Hiện nay nước ta đã xây dựng 105557 km đường ô tô. Trong đó có khoảng
hơn 11000 km đường quốc lộ, hơn 14000 km tỉnh lộ, hơn 25000 km huyện lộ và khoảng 46000 km đường làng. Các tuyến quốc lộ
chính ở nước ta gồm:
+ Quốc lộ 1A dài trên 2000km từ Lạng Sơn - Mũi Cà Mau.
+ Quốc lộ 2A: Hà Nội - Việt Trì - Hà Giang.
+ Quốc lộ 3:Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng.
+ Quốc lộ 4: Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng.
+ Quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Phòng.
+ Quốc lộ 6: Hà Nội - Hà đông - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu.
+ Quốc lộ 7: Diễn Châu - Lào.
+ Quốc lộ 8: Thị xã Hồng Lĩnh - Lào.
+ Quốc lộ 9: Thị xã Đông Hà - Nam Lào.
+ Quốc lộ 10: Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định.
+ Quốc lộ 11: Phan Rang - Đà Lạt.
+ Quốc lộ 12: Lào Cai - Phong Thổ - Lai Châu.
+ Quốc lộ 13: TPHCM - Lộc Ninh - Campuchia.
+ Quốc lộ 14: TTHuế - KonTum - Buôn Ma Thuột - ĐNBộ.
+ Quốc lộ 15: Tân Kỳ (Nghệ An) - Trường Sơn Đông - TTHuế (Đây là trục chính đường mòn HCM).
+ Quốc lộ 18: Thị xã Bắc Ninh - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái.
+ Quốc lộ 19: Quy Nhơn - Plâycu - Căm Pu Chia.
+ Quốc lộ 20: TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt.
+ Quốc lộ 21: Nha Trang - Buôn Mê Thuật - Căm Pu Chia.
+ Quốc lộ 32: Cầu Giấy - Sơn Tây.
+ Quốc lộ 51: TPHCM - Vũng Tầu.
- Mạng lưới giao thông đường sắt: Nước ta hiện nay xây dựng được 2604,3 km đường sắt gồm những tuyến chính sau đây:
+ Đường sắt thống nhất Hà Nội - Sài Gòn 1730km.
+ Hà Nội - Lao Cai 285km.
+ Hà Nội - Lạng Sơn 165km
+ Hà Nội - Hải Phòng 102km.
+ Hà Nội - Nam Định 74km.
+ Lưu Xá - Kép - Uông Bí 155km.
+ Cầu Giát - Nghĩa đàn 30km.
+ TPHCM - Lộc Ninh 100km.
+ Nha Trang - Đà Lạt (tuyến thứ 2 trên TG là đường sắt răng cưa) 50km đang được phục hồi để phát triển du lịch Nha Trang
+ Đà Lạt.
- Mạng lưới đường sông: Nước ta đã xây dựng được khoảng 10000 km đường sông nhưng đường sông chỉ được phát triển
mạnh nhất ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.
+ ĐBSH chủ yếu là các tuyến đường sông xuất phát từ cảng Hải Phòng đi theo đường Sông Hồng, Sông Thái Bình lên Hà
Nội, Việt Trì, Hoà Bình, Thái Nguyên và ngược lại. Ngoài ra còn các tuyến khác xuất phát từ Hà Nội đi Thái Bình, Nam Định.
+ ĐBSCL giao thông đướng sông rất phát triển điển hình là 2 tuyến đài nhất đó là TPHCM - Cà Mau 395km. TPHCM - Hà
Tiên 365km. Giao thông đường sắt đã xây dựng nhiều cảng lớn, cảng Hà Nội và lớn nhất cảng Cần Thơ.
- Mạng lưới giao thông đường biển: hiện nay nước ta xây dựng được khoảng 19000 km đường biển gồm nhiều tuyến đường
biển nội địa và nhiều tuyến đường biển quốc tế.
+ Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là các tuyến xuất phát từ cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh đi cảng miền Trung
và Nam Bộ và ngược lại như Đà Nẵng - Sài Gòn.
+ Đường biển quốc tế chủ yếu xuất phát từ 2 cảng lớn đó là Hải Phòng - Sài Gòn đi các cảng các nước phía Bắc Châu á như
cảng Vladivôxtôc, cảng Tôkyô, Cảng Seoul, cảng Đài Bắc, Hồng Kông và đi các cảng Đông Nam á như Bang Kôc, Singapore,
Jacacta.
+ Giao thông đường biển ta đã xây dựng được khoảng 10 cảng chính đó là Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Lân, Cửa Lò, Thuận An,
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, TPHCM và đang tiếp tục xây thêm nhiều cảng mới như Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn
Phong (Khánh Hòa) trong đó có nhiều cảng nước sâu như Cái Lân, Sài Gòn và Dung Quất, Văn Phong.
- Giao thông đường hàng không: đang phát triển mạnh mà thể hiện là ta đã xây dựng được 16 sân bay, trong đó có 3 sân bay
quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Hiện nay máy bay của ta xuất phát từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất có thể bay tới 14 địa
điểm khác nhau trong nước và 19 thành phố khác trên Thế giới.
- Giao thông đường ống: được phát triển ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đó là hệ thống đường ống dẫn dầu từ
Nghệ An vào tận Đông Nam Bộ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng hệ thống này hiện nay đã hư hỏng nặng. Hiện nay
ta đã xây dựng được khoảng 1200 km đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ biển Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu để cung cấp khí đốt cho
nhà máy điện tuôcbin Phú Mỹ công suất 700000 kW.
Giúp em với ạ
Chứng minh mạng lưới giao thông đường bộ ở nước ta có từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện?
Hãy phân biệt hai khái niệm : Bưu chính và viễn thông . Trình bày mạng lưới viễn thông hiện nay của nước ta ?
- Phân biệt :
+ Bưu chính : là dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện việc trao đổi thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền...
+ Viễn thông : là loại hình liên lạc bằng các tuyến truyền tín hiệu qua cáp liên lạc hoặc bằng sóng điện tử (dải sóng vô tuyến điện và các dải sóng quang) giữa các điểm cách xa nhau. Trên các tuyến viễn thông, có thể truyền di các loại tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu
- Mạng lưới viễn thông nước ta : tương đối da dạng và không ngừng phát triển
+ Mạng điện thoại : bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động
+ Mạng phu thoại : đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến bao gồm : mạng fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
+ Mạng truyền dẫn : được sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như : mạng dây trần, mạng truyền dẫn viba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế.
Câu 1: Nêu vị trí địa lí, đăc điểm hình dạng và kích thước Châu Phi
Câu 2: Trình bày các đới khí hâụ của Châu Phi, tại sao hoang mạc chiếm phần lớn diện tích ở Châu Phi? Vì sao mạng lưới sông hồ của Châu Phi phân bố không đều?
Câu 3: Trình bày dân cư Châu Phi? cho biết dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sư phát triển kinh tế xã hội ở Châu Phi?
Câu 4: Trình bày những vấn đề xã hội ở Châu Phi
Câu 5: Em biết gì về kim tự tháp ở Châu Phi ? ( viết không quá 150 từ )
Câu 6: Trình bày vị trí địa lí và phạm vi Châu Mỹ
Câu 7: Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mỹ? Kể tên và nhận xét mạng lưới sông hồ ở Bắc Mỹ
Câu 8: Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc của Bắc Mỹ? Ý nghĩa ?
Câu 9: Em hãy phân tích vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ
Sơ đồ lưới điện trình bày:
A. Đường dây
B. Máy biến áp
C. Cách nối giữa đường dây và máy biến áp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 1: trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc?
Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm cho các sông bị ô nhiễm. Giải pháp khắc phục?
Câu 1:
Đặc điểm chung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc vì
- Mưa nhiều
-Bề ngang hẹp
-Nhiều đồi núi
-Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi và có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mặt khác địa hình nước ta trải dài từ cao xuống thấp, bắt đầu từ bắc xuống nam nên sông suối có độ dốc.do có lượng phù sa bồi đắp lớn nên cũng làm cho sông suối nước ta nhỏ hẹp lại. mặt khác sông ngòi của nước ta có ba loại nước: nước ngọt, nước lợ, nước mặn nên sông suối cũng bị chia cằt theo từng loại nuớc và làm cho sông ngắn lại. sự phân bố địa hình không đồng đều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi và kênh rạch của nước ta.
Câu 2:
Nguyên nhân
– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 34.1, 34.2, 34.3, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.
Hình 31. Bản đồ mạng lưới đường ô tô và đường sắt trên thế giới, năm 2019
* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới
- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.
- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).
- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.
- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.
* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới
- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.
- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:
+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019).
+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ.
+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).
- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.
Đọc thông tin mục a và quan sát vào hình 6.1, hãy:
1. Xác định phạm vi lưu vực của ba hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn, Mê Công ở lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.
2. Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
Trình bày cấu tạo của màng lưới. (4 điểm)
Cấu tạo của màng lưới :
- Màng lưới là lớp trong cùng của cầu mắt. Tại đây có chứa tế bào thụ cảm thị giác (gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que), ngoài ra còn có thêm các tế bào khác như tế bào liên lạc ngang, tế bào hai cực... (1 điểm)
- Tế bào nón có vai trò tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Ngược lại, tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ về ban đêm (1 điểm)
- Trong màng lưới, tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt). Càng xa điểm vàng thì lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Tại điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác (1 điểm)
- Ngoài điểm vàng, tại màng lưới còn có một vị trí đặc biệt khác, đó là điểm mù. Đây là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào vị trí này, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì (1 điểm)
Trình bày những tiềm năng của nghề đánh bắt, nuôi trông thủy hai sản của ASEAN ( Tự nhiên : mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc, ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá . tất cả các quốc gia ( trừ LÀO ) đều giáp biển ..... Kinh tế xã hội : dân cư lao động, thị trường, chính sách phát triển.....
Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia ASEAN. Những tiềm năng của nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực này:
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc: Khu vực ASEAN có mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá: Các quốc gia ASEAN đều giáp biển, có nhiều vùng ven biển với nhiều vũng vịnh đầm phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Dân cư lao động: Khu vực ASEAN có dân số đông đúc, đặc biệt là ở các vùng ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Thị trường: Khu vực ASEAN có nhiều thị trường tiềm năng cho sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp chế biến thủy sản phát triển như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia.
- Chính sách phát triển: Các quốc gia ASEAN đang có chính sách phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài nguyên biển đang bị suy thoái. Việc phát triển ngành này sẽ giúp tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN.
Trình bày lưới QBE của 3 bài tập trong bài thực hành 6 SGK