10. Sắp xếp các bước làm bài văn biểu cảm sau cho hợp lý: (a) Viết thành văn. (b) Tìm ý - lập dàn ý. (c) Tìm hiểu đề. (d) Kiểm tra.
a. (a) - (b) - (c) - (d). b. (b) - (c) - (a) - (d). c. (d) - (a) - (c) - (b). d. (c) - (b) - (a) - (d).
Chỉ ra thứ tự đúng của các bước làm bài văn biểu cảm. |
| A. viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài - tìm hiểu đề |
| B. tìm hiểu đề - tìm ý – lập dàn bài - viết bài - sửa bài |
| C. tìm hiểu đề - viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài |
| D. lập dàn bài - tìm ý - viết bài - sửa bài - tìm hiểu đề |
B. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn bài - viết bài - sửa bài
Thuyết minh về chiếc cặp sách. A. Tìm hiểu đề; b. Tìm ý ; c. Lập dàn ý; d.. Viết bài văn hoàn chỉnh
Em tham khảo:
I. Mở bài
Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Cấu tạo:
– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
3. Quy trình làm ra chiếc cặp:
Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.
Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.
Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.
Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.
4. Cách sử dụng:
– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.
=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.
+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên
= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.
+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.
=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.
Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.
=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.
– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
5. Cách bảo quản:
– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
6. Công dụng:
Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
III. Kết bài
Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.
Mục đích giao tiếp của VB tự sự là gì?
A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.
B. Kể lạidiễn biến sự việc.
C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.
D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.
2. Chủ đề của một văn bản là Gì?
A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.
B. Là tưtưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu củavăn bản mà người đọc có thể cảm nhận được
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.
3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.
A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)
B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)
A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.
B. Kể lạidiễn biến sự việc.
C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.
D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.
2. Chủ đề của một văn bản là Gì?
A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.
B. Là tư tưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.
3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.
A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)
B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)
Chúc bạn học tốt!
Kể chuyện Thánh gióng bằng lời văn của em bằng cách làm theo các bước như sau:
a, Tìm hiểu đề
b, Lập ý: chọn 1 ý làm chủ đề
c, Lập dàn ý
d, Kể bằng lời văn của em( ko kể lan man )
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ về đề văn nêu ra là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
b) Lập dàn bài: sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
c) Viết bài: hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?
d) Sửa bài: sau khi viết xong, có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?
a, Tìm hiểu đề và xác định ý
- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ
b, Lập dàn ý
- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé
- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác
- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con
c, Viết bài
Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi
Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống
Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn. D. Viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 5. Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn: “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?
A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Phụ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?
A. Chỉ trong văn nghị luận
B. Trong tất cả các lĩnh vực
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học
D. Chỉ trong đời sống hàng ngày
Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?
A. Phạm Văn Đồng. B. Phạm Duy Tốn. C. Hà Ánh Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 10: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món đơn giản.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Chủ ngữ.
Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b)Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Yêu cầu lập luận:
a. Tìm hiểu đề: Hai đề bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b. Lập dàn ý cho bài viết
c. Tập viết phần mở bài cho từng bài viết
d. Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ
Luận điểm cơ bản:
Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt
- Nói những điều tốt đẹp
- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe
Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm
Nêu nghệ thuật của tác phẩm
- Lập dàn ý:
+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích
+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )
+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả
- Viết mở bài:
Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.
- Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.
Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận theo trình tự phù hợp:
1. Tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Tìm hiểu đề
4. Xác lập luận cứ
5. Xác lập luận điểm
6. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Các bước làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
+ Xác lập luẩn điểm
+ Xác lập luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ