Những câu hỏi liên quan
Linh Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Leader
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 11 2021 lúc 14:27

Em tham khảo:

     Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. 

Bình luận (0)
Phạm Duy Khánh
Xem chi tiết
phongquang123 hoang
Xem chi tiết
nmbcnb
Xem chi tiết
Lê Hà My
Xem chi tiết

Câu 1: Văn bản biểu cảm có đặc điểm: Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đáng giá của người viết đối với con người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

+) Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc con người, ... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm, sự đánh giá của mình. Có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.

Câu 2: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Dùng để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc và tình cảm chi phối chứ không nhằm kể đầy đủ sự việc. Xen kẽ với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ. 

Câu 3: Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải khắc họa đối tượng, kể về đối tượng theo một cách nào đó chẳng hạn vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu ... thì mới có cớ để bộc lộ tình cảm, thì cảm xúc mới sinh động. Cụ thể là: 

- Với con người: vẻ đẹp ngoại hình,vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách.

- Với cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người. 

Câu 4: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng nói và viết. Bao gồm các ý kiến nêu ra trong một cuộc họp, các bài xã luận, nghị luận, phát triển ý kiến trên báo chí, các bài phê bình, nghiên cứu, ...

- Những yếu tố cơ bản trong một bài văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong đó, yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn văn Hải
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 5 2018 lúc 7:04

Hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng

    + Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

    + Áo anh rác vai/ Quần tôi có vài mảnh vá

    + Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

→ Chi tiết, hình ảnh chân thực vừa có sức gợi cảm về tinh thần đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng

- Những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí

    + Sự cảm thông với tâm tư nỗi lòng của nhau

    + Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính

Bình luận (0)