Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thanh Mai
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 12 2016 lúc 20:14

2.

Phan Bội Châu (1867 1 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám từ hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.

Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng.

Linh Phương
9 tháng 12 2016 lúc 20:36

Kể từ khi Phan Bội Châu từ biệt Tổ quốc ra đi tìm dường cứu nước đến nay đã gần 10 năm. 10 năm trôi lưu lạc nơi đất khách quê người, không một mái ấm gia đình, bao nhiêu sự cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần! Thêm vào đó là sự săn đuổi, truy lùng của kẻ thù. Tình cảnh của nhà cách mạng yêu nước quả thật là một bi kịch lớn, khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi. Nhưng đằng sau bi kịch riêng của cá nhân là bi kịch của cả một dân tộc, một đất nước. Nước đã mất thì nhà đâu còn! Lúc bấy giờ không chỉ có Phan Bội Châu, còn bao nhà cách mạng khác như Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc cũng bị lâm vào hoàn cảnh khách không nhà trong bốn biển, bị săn đuổi khắp năm châu. Đọc hai câu thơ, ta bỗng thấy tầm vóc người tù yêu nước vụt trở nên lớn lao phi thường. Nỗi đau của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước.Đến đây ta mới thấy hết khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt khách không nhà, người có tội, ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt.Và người anh hùng hào kiệt ấy còn nguyên vẹn khí phách và chí lớn.

Dấu chấm +) kết thúc ý

+) ý nghĩa và nhân phẩm của Phan Bội Châu

Thảo Phương
10 tháng 12 2016 lúc 12:22

1)

Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại.Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng…
2)

Hai câu kết khẳng định một niềm tin chói sáng qua 2 vé tiếu đối: “Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp”. Chữ “còn” được điệp lại 2 lần làm cho ý thơ được nhấn mạnh: Con đường cách mạng cứu nước, cứu dân là con đường vinh quang sáng ngời chính nghĩa. Con đường chiến đấu vì chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Câu thơ thứ 8 nói lên một chấp nhận, một thách thức, một tinh thần coi thường những nguy hiểm, gian truân:

“Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”

Vần thơ mang tính hướng nội vang lên như một lời động viên khích lệ mình. Nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đó là niềm tự tin, lạc quan, bất khuất, tự làm chủ hoàn cảnh, mang cốt cách “hào kiệt, phong lưu”.

Đây là bài thơ viết theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú. Giọng điệu hào hùng mạnh mẽ. Cảm hứng anh hùng dào dạt bài thơ. Bút pháp khoa trương, lối đối và sử dụng điệp ngữ rất đặc sắc đã làm hiện lên cốt cách của “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, sẵn sàng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc). “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu là bài ca yêu nước, bài ca tự do.

 

 

NHUNG PHẠM
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
17 tháng 12 2021 lúc 20:11

Tham khảo :

Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2018 lúc 12:50

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 12 2017 lúc 3:58

Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:

- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”

- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2018 lúc 15:40

Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt kinh tế” cách nói rút ngắn của từ kinh bang tế thế, trị nước cứu đời

- Nghĩa từ “kinh tế” hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng sản phẩm, của cải vật chất

→ Nghĩa của từ không cố định, có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó, được thêm vào những ý nghĩa mới

NẠNH NÙNG girl
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
4 tháng 3 2022 lúc 21:27

văn bản nào ?

Anh ko có ny
4 tháng 3 2022 lúc 21:28

Văn bản ???

Boy công nghệ
4 tháng 3 2022 lúc 21:29

ê ba đê à mày ko cho văn bản

♥TaeTae♥Kookie♥
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
1 tháng 12 2018 lúc 20:11

Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa. 

#Team8B#

Bài làm

( Mình chỉ soạn bài cho bạn dễ làm thôi nhá, có cần gì thì vào câu trả lòi của mình, có hết đấy ).

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Bố cục

   + Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường

   + Hai câu thực: chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió

   + Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí

   + Hai câu kết: sự bền chí, vững lòng của anh hùng

Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

   + Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân

   + Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

   + Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

   + Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

   + "mỏi chân" nên " ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu

   + Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục

= > Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)

Câu 2 ( trang 147 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy

- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

   + Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân

   + Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:

   + Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

   + Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

   + Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường

   + Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Hai câu thơ cuối:

   + Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả

   + Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước

   + Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.

Luyện tập

Bài 1 (trang 148 Ngữ Văn 8 tập 1)

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

   + Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết

   + Luật lệ bằng trắc:

      Các tiếng nhất(1)- tam(3)- ngũ (5) bất luận

      Các tiếng nhị (2)- tứ(4) lục (6) phân minh

   + Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Nội dung chính

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thể hiện phong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường, bất khuất vượt mọi hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ cách mạng

# Chúc bạn học tốt #

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2019 lúc 6:43

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.