Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dẫn đến môi trường bị hủy hoại.

Ví dụ: Việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến mất cân bằng sinh thái, suy giảm nguồn nước ngầm,...

- Môi trường bị huỷ hoại và ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên.

Ví dụ: Ô nhiễm môi trường không khí gây ra những trận mưa axit làm giảm khả năng sống, phát triển của các sinh vật sống dưới nước.

Bình luận (0)
aa
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
trần quang  long
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
21 tháng 10 2021 lúc 8:34

 -Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Thiên Kim
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 10 2018 lúc 20:27

Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
- Dân số đông, gần 50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng.
- Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng
ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch...
- Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Lam Giang
Xem chi tiết
KILLFRIENDS
6 tháng 10 2019 lúc 22:18

ở đới nóng là nhiều dân số đông mưa nhiều quên rồi

Bình luận (0)
Đỗ Thu Hoài
Xem chi tiết
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:18

Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người.

Bình luận (0)
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:19

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng

Bình luận (0)
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:20

Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên là:

+Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào gồm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới để giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

- Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
lạc lạc
2 tháng 12 2021 lúc 19:56

bạn tham khảo

1.

- Khác nhau:

 + Xích đạo ẩm  
- Nóng quanh năm  
- Nhiệt độ 25 độ C - 28 độ C  
- Biên độ nhiệt 3 độ C  
- Mưa quanh năm, trung bình 1500mm- 2500mm  
- Độ ẩm cao > 80%  
- Cảnh quan: rừng rậm xanh quanh năm, nhiều tầng,nhiều loại cây và nhiều chim thú sinh sống  
+ Nhiệt đới  
- Nhiệt độ nóng quanh năm >20 độ C  
- Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, trong măm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh  
- Lượng mưa tập trung theo mùa, càng gần chí tuyến mùa khô càng kéo dài  
- Cảnh quan: trùng thưa, xa-van, bán hoang mạc  
+ Nhiệt đới gió mùa  
Nhiệt độ trung bình >20 đ, biên độ nhiệt 8 độ C

 

2.Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

3.

Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.

 


+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

4.

Ô nhiễm không khí:

a. Nguyên nhân và hiện trạng

Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...
b. Hậu quả:

- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
Gây các bệnh về đường hô hấp.
Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài

c. Biện pháp:

- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
-Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
-Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

 

5.

– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.

– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.

– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…

– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

- Bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc cồn cát bao phủ, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, động vật chủ yếu là bò sát và côn trùng.

- Dân cư sinh sống tập trung trên các ốc đảo nơi có mạch nước ngầm lộ ra.

Bình luận (1)
Khang1029
Xem chi tiết