Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2018 lúc 15:11

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan

- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình

- Lần 3: Đố lại nhà vua

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

     + Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

     + Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

     + Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 12 2019 lúc 15:43

Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sử thâng xâu sợ chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài

Bình luận (0)
trần phương linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
7 tháng 10 2017 lúc 20:58

Nhân vật trung tâm là em bé thông minh. Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần.

Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái ăm của tên quan: “Trâu... cày một ngày được mấy đường?" thì em bé đã hỏi vặn lại: Ngựa... đi một ngày được mấy bước?". Em đã lấy cái không xác định đế giải đáp cái không xác định. Thể thức này ta thường bắt gặp trong nhiều truyện dân gian. Ví dụ, hỏi: "trên đầu có bao nhiêu sợi tóc?" thì vặn lại: "lỗ mũi có bao nhiêu cái lông?"…

Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Lệnh vua ai dám chống lại? Dí dỏm ở chỗ: cả làng thì lo, còn em bé lại có cách xử trí rất "lạ": giết hai trâu, đem 2 thúng gạo nếp đồ xôi, cả làng ăn... một trận cho sướng miệng; còn 1 thúng gạo nếp, 1 con trâu thì đem bán đi để hai cha con em làm lộ phí lên kinh một chuyến. Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được một bé nào nữa... Câu hỏi ngây thơ ngộ nghĩnh của em đã làm cho ông vua phì cười cắt nghĩa: "Bố mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được!". Em đã "giương bẫy" để vua mắc mưu, và em có cớ vặn lại: "Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi 3 con trâu đực cho đẻ thành 9 con để nộp đức vua?...". Em bé rất thông minh và đã biết sử dụng phép luận suy là lấy cái vô lí, cái phi lí để giải thích, để bác bỏ cái phi lí, cái vô lí: đàn ông không đẻ được thì trâu đực cũng không đẻ được, đó là chuyện đương nhiên!

Vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đức vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn dược ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ đế dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được! Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được!

Lần thứ tư em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng (cũng như Trạng Quỳnh gặp sứ tào, thuở nào!). Làm sao xâu sợi chỉ luồn qua đường ruột con ốc xoắn? Trong lúc Trạng nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè:

Tang tình tang! Tang tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bèn thời lấy giấy mà bưng,

Bền thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang....

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì dễ ợt! Em đã làm cho vị sứ giả nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Sau bốn lần trổ tài, em bé đã được phong Trạng nguyên, được ở gần vua để tiện hỏi han, nghĩa là em đã trở thành thái sư của hoàng đế!

Bình luận (0)
công chúa Nikki
7 tháng 10 2017 lúc 21:02

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.

Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ

Bình luận (0)
Kudo Shinichi đẹp trai c...
7 tháng 10 2017 lúc 21:04

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.

tk m nhé

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 7 2019 lúc 11:54

- Lần thứ nhất: Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại.

- Lần thứ hai: Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý.

- Lần thứ ba: Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.

 

- Lần thứ tư: Em bé thông minh đã nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa, dùng kinh nghiệm ấy buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang .

Bình luận (0)
Đảng_Đêy_UwU
Xem chi tiết
Tonu
17 tháng 10 2020 lúc 20:47

Trong truện Em bé thông minh:

- Em bé đã trải quá 4 lần thử thách.

- Lần 1: dễ  ;  Lần 2: vừa ; Lần 3: hơi khó khó ; Lần 4: Khó

- Cách ứng xử mỗi tình huống của cậu bé:

      - Cách giải lần 1: Đố ngược lại, dồn viên quan vào thế bị động

      - Cách giải lần 2: Tạo ra 1 tình huống → buộc vua nói ra câu đố vô lý

      - Cách giải lần 3: Yêu cầu ngược lại

      - Cách giải lần 4: Nói ra kinh nghiệm dân gian

            ==> Nhân vật đại diện cho trí tuệ dân gian

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
18 tháng 10 2020 lúc 11:39

Trong truyện Em bé thông minh:
-em bé đã trải qua 4 lần thử thách
-các lần đố khác nhau thế nào về mức độ?

Từ dễ -> Bình thường -> hơi khó -> Khó 
-Cậu bé đã ứng xử mỗi tình huống 1 cách,hãy chỉ ra sự nhanh trí của nhân vật trong từng lần vượt đố?

- Lần 1: Đáp lại câu đố của quan 

- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Đáp lại Vua ; từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: Xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đảng_Đêy_UwU
19 tháng 10 2020 lúc 17:09

Cảm ơn hai bạn Tonu và Đậu nhé :333

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Khiêm
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2016 lúc 12:10

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
Ahihi
Xem chi tiết

  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mấy đường?".

- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

- Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

- Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ahihi
27 tháng 10 2019 lúc 15:51

cảm ơn bn nhìu nhưng hình như bn trả lời không đúng vs yêu cầu của đề bài rùi. Bn xem lại đề giúp mk nhé. Nhưng dù sao cũng cảm ơn bn rất nhìu vì đã quan tâm đến câu hỏi của mk

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TBQT
Xem chi tiết
Nguyệt
20 tháng 6 2018 lúc 18:19

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Bình luận (0)
I don
20 tháng 6 2018 lúc 18:57

Bài: Cậu bé thông minh

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần ( sau mỗi lần thử thách lại càng khó khăn)

+) Lần 1: viên quan đã nói với cha của em bé rằng " Trâu của ông cày một ngày được mấy đường", em bé đã nhanh trí hỏi vặn lại viên quan " Ngựa của ông đi một ngày được bao nhiêu bước chân"

+) Lần 2: Nhà vua ban cho làng em bé 3 con trâu đực, 3 thúng gạo nếp bảo nuôi làm sao trong vòng 1 năm 3 con trâu đực ấy đẻ được 9 con, cậu bé liền bảo dân làng thịt 2 con trâu, đồ 2 thúng gạo nếp để ăn; còn 1 trâu, 1 gạo nếp làm lệ phí cho cha con em bé đi trẩy kinh. Khi gặp được nhà vua, cậu bé đã òa khóc, nói với vua rằng:" Mẹ con mất sớm mà không có em để chơi với con, xin ngọc hoàng nói với cha con đẻ em để cho nó chới với con. Vua bật cười nói với cậu bé giống đực thì làm sao đẻ được, nhân câu nói đó em bé đã giải bày ra chuyện mà vua đã ban cho làng em và mọi chuyện được giải quyết êm đẹp.

+) Lần 3: Vua nói lính đưa cho cậu bé 1 con chim sẻ, bảo cậu bé làm 3 mâm cơm, em bé đưa cho lính 1 chiếc kim bảo mài thành 1 con dao sắc để xẻ thịt chim

+) Lần 4: Sứ giả nước láng giềng mang đến trước mắt nhà vua 1 con ốc vặn rất to, bảo xâu sợi chỉ mảnh qua con ốc. Nhưng tất cả quan lại đều bó tay. Vua đành mời cậu bé vào giải đố, cậu bé hát lên 1 câu: " Tính tình tang, tính tình tang/ Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng/ Bên thời lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ, kiến mừng kiến sang/ Tính tình thang...". Nhà vua làm theo lời em bé nói và xỏ được sợi chỉ mảnh qua con ốc vặn đó.

Bình luận (0)
trần thùy anh
20 tháng 6 2018 lúc 18:22

lần 1: viên qan đố em bé đã đố vặn lại

lần 2:nhà vua đố em bé đã lm cho nhà vua nhận ra điều phi lý trong câu đố của mình 

lần 3:nhà vua đó em bé đã lm cho nhà vua phục hẳn

lần 4:sứ giả đố:em bé đã dựa vào câu hát dân gian để giải đố

Bình luận (0)
baekhyun
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 11 2016 lúc 16:11

Trong truyện Em bé thông minh, em thú vị nhất với lần thử thách thứ 4 của nhân vật em bé vì :

+ Đây là lần giải đố thú vị nhất

+ Vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người” -

+ Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Thùy Dương
9 tháng 1 2017 lúc 0:20

Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này

Trong truyện "Em bé thông minh" em thích nhất với lần thử thách cuối cùng ,không cần sự tư duy của trí não mà với kinh nghiệm đời sống dân gian thường ngày bằng một câu hát không chỉ đem lại tiếng cười mua vui mà còn giải nguy cho đất nước ,cứu sống nhân dân trước sự thán phục của nước láng giềng.

Chúc bạn học ngày càng giỏi !

Đừng quên chọn câu trả lời của mình nha !

Bình luận (0)
Tô Thị Khánh Vân
Xem chi tiết