Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đây Tôi
Xem chi tiết
Dz Hạt Me
16 tháng 4 lúc 20:32


   Vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh 

01 - Dương Nguyễn Thuận...
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:15

Tham khảo nhé !

Như chúng ta đã được biết, thuốc lá được ví như con dao vô hình giết chết người sử dụng lúc nào không hay. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất. Bình quân mỗi năm có tới hơn 7 triệu ca tử vong do thuốc lá và tới hơn 2 triệu người chết do hút phải khói thúc lá. Thuốc lá gây ra rất nhiều căn bệnh : ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim gay giảm tuổi thọ của những người hút nói riêng và của những người hút phải nói chung. Và để khắc phục tình trạng ấy, trên báo đã có rất nhiều bài viết nêu ra tác hại của thuốc lá và khuyên người dùng nên bỏ thuốc lá. Một số nhà y học còn sản xuất ra thuốc cai thuốc lá.... Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nên biết đề phòng những lời cám dỗ, hạn chế sử dụng thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá bà khuyên mọi người không nên sử dụng. Nếu như trong nhà các bạn có thành viên sử dụng thuốc lá thì chúng ta nên khuyên năn, giải thích tác hại của thuốc lá và khuyên người ấy nên ca

Trịnh Long
2 tháng 2 2021 lúc 14:02

"Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

 

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học - nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

 

Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ xuất phát trước hết do nhận thức của chính các bạn học sinh. Với suy nghĩ sai lệch cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân, các bạn đã tập tành việc hút thuốc và dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không ít bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá.

 

Theo thống kê của đài BBC, thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người: "Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ XX" (theo nghiên cứu của Robert N.Proctor). Điều này là do thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khói thuốc khi hòa lẫn vào không khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt, việc học sinh sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đất nước.

 

Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần đề ra những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn và hạn chế những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại cũng như ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, tinh thần, tâm lí của người sử dụng bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

 

Hành động hút thuốc có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 2 2021 lúc 16:43

Bạn tham khảo :

Học đường luôn là môi trường trong sạch, lí tưởng để rèn luyện học sinh nên người. Vậy nhưng chính trong môi trường ấy đã và đang tồn tại những tệ nạn, những hệ lụy xấu và ta có thể nói đến chính là hiện tượng hút thuốc lá. Hút thuốc là không còn xa lạ trong bộ phận các bạn học sinh. Dù là học sinh cấp hai, cấp ba, dù ở lứa tuổi nào, việc các bạn học thói xấu và phì phèo điếu thuốc cũng rất đáng lên án. Nguyên nhân dẫn đến hình ảnh không đẹp ấy chính là bởi thói bắt chước trong các bạn. Nhiều bạn bị rủ rê, bị thích thể hiện mình và muốn trông ngầu nên đã sẵn sàng bất chấp, không tìm hiểu mà chỉ biết cầm điếu thuốc hút trong thích thú. Bên cạnh đó, việc thiếu đi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, thầy cô làm các bạn học sinh đã sai lại càng thêm sai. Bản thân các bạn còn nhỏ, còn non nớt trong tư duy nên chưa nhận thức được ảnh hưởng to lớn mà điếu thuốc mang đến. Hiện nay, nhiều học sinh vì không muốn để mùi với thuốc lá giấy nên chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Dù chọn lựa cách nào thì việc các bạn hành xử như vậy đều rất đáng lên án. CHính việc tò mò, khám phá không nên ấy khiến các bạn bị đánh mất đi mình. Từ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé nhưng các bạn rồi sẽ tự mình dùng sự tò mò ấy và bắt đầu gây nên những hậu quả đáng tiếc trong bước đi tương lai sau này của các bạn học sinh. Nếu không sớm nhận thức hậu quả của thuốc lá mang đến cho các bạn học sinh như sức khỏe, tư duy, nhận thức thì các bạn sẽ còn tiếp tục nhấn chìm trong khói thuốc lầm lỗi ấy. Để có thể giúp đỡ học sinh nhận thức sai phạm khi sử dụng thuốc lá để môi trường học đường trong sạch thì chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến học sinh, có được những tổ chức hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Mỗi chúng ta, dù còn là học sinh hay không thì ta cũng nên nhận thức lại thuốc lá bởi lẽ hút thuốc chẳng giúp ta thể hiện mình mà chỉ là tự hại mình mà thôi! 

Đoàn Thu Thuỷ
Xem chi tiết
♡ᏂàᏁッᏁᏂi♡
26 tháng 7 2018 lúc 18:47

bạn hãy tham khảo ở trên google nha

os_os

Đoàn Thu Thuỷ
26 tháng 7 2018 lúc 19:01

Nhưng mình chỉ cần viết đoạn văn thôi

Trần Trúc Anh
Xem chi tiết
nguyễn nhật tân
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
12 tháng 9 2021 lúc 16:34

adu tân ơi

Phú An Hồ Phạm
Xem chi tiết
Ngô Tùng Chi
13 tháng 5 2018 lúc 21:36

Vấn đề đạo đức của học sinh là một vấn đề rất nổi bật và được bàn luận sổi nổi nhất hiện nay. Theo nhiều người đánh giá, đạo đức của học sinh hiện nay đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng so với những thế hệ học sinh trước đó.

Nhưng để ta bàn luận về vấn đề đạo đức của học sinh thì chúng ta phải đạo đức là gì? Đạo đức thường được xét đến khi xã hội được cho là hỗn loạn hay thiếu chuẩn mực. Lúc đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản mới, từ đó những chuẩn mực này sẽ làm nền tảng để xây dựng nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó được cho là đạo đức xã hội.

Để bắt đầu ta hãy nói về việc nói tục và chửi thề ở học sinh hiện nay. Bên cạnh những lời hay ý tốt thì việc nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại ở học sinh hiện nay. Người ta thường hay nói rằng “Học ăn, học nói” nhưng tại sao? Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp đẽ. Nó có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm việc của chúng ta là giữ gìn và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.

Có nhiều bạn trẻ dùng những từ này với mục đích lăng mạ hay sỉ nhục những người khác. Hành động này nếu lập đi lập lại ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng và danh dự của những người bị sỉ nhục. Từ đó có thể làm họ bị tâm lý bức bối, ức chế, làm cho họ không thể kiểm soát bản thân. Vì vậy đã có rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra.

Nhắc đến bạo lực học đường, bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề này. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường rất khó tránh khỏi những mâu thuẩn, xích mích với những người xung quanh. Trước đây những cuộc tranh cãi thường là những cuộc bàn luận để giải quyết những bất đồng với nhau, để ta rút ra những kinh nghiệm để không được tái phạm, để học cách xin lỗi người khác và làm quen được những người bạn mới. Hiện giờ những bất đồng ở giới học sinh thường được giải quyết bằng bạo lực và cần sự can thiệp của pháp lực

Học sinh học tập căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng ức chế về tâm lý. Lòng tự trọng thường được chuyển hóa thành lòng tự ái. Kết hợp với việc ở lứa tuổi vị thành niên. Học sinh thường rất nóng nảy, suy nghĩ nông cạn, mang cái tôi của mình lên hàng đầu. Các việc này kết hợp lại, cũng như một đống củi khô, chỉ cần một tia lửa thì nó sẽ bốc cháy và gây thiệt hại lớn. Học sinh cũng vậy, chỉ cần một câu nói tục, chửi thề hay là một cái nhìn đểu thì học sinh ấy có thể đánh bạn mình bất kì lúc nào.

Qua những hành động trên, ta có thể thấy được đạo đức của học sinh hiện nay đang bị suy thoái trầm trọng. Chúng ta đã biết đến sự tồn tại của những thói hư tật xấu này của học sinh, nhưng chưa ai đưa ra được một giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Vấn đề đạo đức của học sinh cũng như là một bệnh dịch, ta không có cách nào chữa trị được chúng, nhưng ta phải phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại của chúng.

Điều này dẫn ta đến vấn đề là ai là những người đã tạo ra và lây nhiễm những loại “bệnh dịch” này? Nhìn ở ngoài dường như những thói hư này được học sinh tự tạo ra. Nhưng nhìn sâu vào vấn đề thì ta có thể thấy được đây chính là lỗi của xã hội, của những bậc cha mẹ và của những nhà giáo dục. Họ đã dạy cho con em mình những từ ngữ nói tục, chửi thề, Những hành động bạo lực. Thường những học sinh được hỏi các bạn học những việc này ở đâu, câu trả lời thường lọt vào sự giáo dục không đúng cách của cha mẹ hay là từ những phim ảnh, sách báo.

Vậy chúng ta có thể nào tiêu diệt hoàn toàn vấn đề tệ nạn xã hội ở học sinh hay không? Việc này là có thể nếu con người chúng ta chịu thay đổi bản thân.

Đạt Trần
13 tháng 5 2018 lúc 21:55
Mở bài:

Có thể nói đạo đức, tác phong chuẩn mực, nghiêm túc là vẻ đẹp đầu tiên của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Thế nhưng ngày nay, nhiều học có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, tác phong. Họ có hành vi thiếu nghiêm túc, có tính chất nổi loạn khi vào lớp học. Hiện tượng bạo lực học đường và số tội phạm ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Đó là hiện tượng đáng báo động về đạo đức của học sinh ở các trường học hiện nay.

Thân bài: Đạo đức, tác phong là gì?

Đạo đức là các chuẩn mực về hành vi ứng xử được con người quy ước thành nguyên tắc giao tiếp trong xã hội. Đạo đức được biểu hiện qua hành động, lối sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Tác phong là là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là lề lối, cách thức, phong thái đã trở thành nề nếp ổn định của con người. Vẻ đẹp ấy được thể hiện trong tất cả các hoạt động như học tập, làm việc, lối sống tạo nên nét riêng biệt của từng cá nhân.

Hiện trạng vấn đề đạo đức, tác phong của học sinh trong nhà trường hiện nay

Đạo đức tác phong học sinh ngày nay rơi vào đà suy thoái trầm trọng. Có thể thấy học sinh ngày nay không còn biết lễ độ như trước đây. Họ trở nên ngang bướng, vô lễ, không còn biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi.

Nhiều học sinh thường hay nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Nhiều học sinh lại có lối ăn mặc kiểu cách lạ lùng, đua đòi lối sống thời thượng. Họ thích làm nổi bậc mình một cách lố bịch, kịch cỡm bằng những hành vi phản cảm, vô văn hóa. Có thể kể như xăm hình, ngôn phong thái quá, nhuộm tóc nhiều màu, cắt tóc kiểu gangster,…

Không những thế, họ còn có thái độ đầy khiêu khích trước cuộc sống. Họ sống bất cần, không tôn trọng đạo lí. Tỏ ra khinh thường xung quanh, thách thức luật pháp.

Ngày càng có nhiều học sinh đánh nhau gây mấy trật tự, bạo lực học đường tăng cao. Hầu hết những vụ gây gỗ, bạo lực của học sinh xuất phát từ những lí do không đâu. Có thể kể như nhìn đểu, thấy ghét, cãi nhau trên mạng, khiêu khích, ghen tuông, bị xúi giục, thích làm anh chị,…

Trong tình trang đó, tác phong khi vào lớp học của nhiều học sinh thiếu chuẩn mực, không đúng quy định nhà trường. Nhiều học sinh nam còn để tóc dài quá tai hoặc cắt quá ngắn. Nhiều trường hợp khác thích nhuộm tóc nhiều màu, quần áo sộc xệch, mang dép không quai,… Học sinh nữ không chịu buộc tóc, hay son môi khi vào lớp học. Trang phục tùy tiện không đúng quy định như áo dài vắt tà ngang, mang túi xách đi học,…

Hiện tượng học sinh mang và sử dụng điện thoại trong giờ học vẫn còn diễn ra. Học sinh trốn học, bỏ tiết, hút thuốc lá trong trường học là vấn đề làm đâu đầu các nhà quản lí.

Nguyên nhân và hậu quả vấn đề đạo đức, tác phong học sinh bị suy thoái nghiêm trọng hiện nay

Trước tác động của sóng toàn cầu hóa, giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chịu ảnh hưởng to lớn. Một mặt, nó có tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam. Con người chuyển sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tác phong làm việc và học tập cũng hoàn toàn thay đổi.

Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống mới đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Rất nhiều học sinh vì thế mà xem thường việc học tập. Họ chạy theo lối sống đua đòi, thực dụng tầm thường mang tính thụ hưởng. Họ lười biếng hoặc bỏ bê việc học hoặc học một cách đối phó, khiên cưỡng. Từ đó, không những kết quả học tập yếu kém, chất lượng đào tạo sụt giảm mà đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng.

Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái cá nhân, vị kỷ, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận tuổi trẻ. Đặc biệt là những học sinh sống ở các khu đô thị lớn. Học sinh bị kích động bởi việc tiếp xúc với những trang mạng có tính bạo lực qua mạng Internet. Nhiều học sinh đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Hiện tượng bạo lực học đường bởi thế không ngừng gia tăng trong các năm qua.

Tâm lý sùng hàng ngoại và kiểu thời trang táo bạo đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam. Học sinh với tính tò mò, hiếu kì đã bắt chước một cách kịch cỡm, đáng cười. Không những thế, những kiểu thời trang thiếu tế nhị, phản cảm còn xuất hiện ngay trong trường học.

Cũng không thể trách học sinh, những con người còn thiếu bản lĩnh, chưa trưởng thành về nhân cách. Chính sự giao thoa về văn hóa đã phá vỡ các chuẩn mực vốn đã ăn sâu vào cội rễ văn hóa dân tộc. Chính sự tràn ngập của hàng hóa của nền sản xuất lớn đã tạo ra cho con người nhiều lựa chọn hơn. Từ đó tạo ra khả năng về sự tha hóa trong nhân cách, đạo đức con người.

Văn hóa tiêu cực từ nước ngoài đã tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền”, coi tiền là trên hết. Con người không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình người. Tình nghĩa gia đình suy giảm. Quan hệ thầy trò không còn gắn kết nữa. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến.

Từ thực trạng xã hôi đó, nhiều học sinh ỷ lại vào vị thế gia đình, tỏ ra kiêu ngạo, xem thường học tập, trường lớp, bạn bè, thầy cô. Nhiều học sinh khác tỏ ra bất mãn, không muốn học tập. Mọi lời hay ý đẹp trở nên vô nghĩa, thậm chí là giả dối.

Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ của nhiều học sinh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và tập thể không bền chặt. Mối liên kết giữa học sinh và trường học trở nên lỏng lẻo. Một bộ phận giáo viên suy thoái đạo đức, nhân cách. Chính họ đã nêu gương xấu cho nhiều học sinh. Học sinh không còn tin tưởng vào giáo viên, trường học. Những bài học đạo đức bị xem à giáo điều vô nghĩa. Từ đó, học sinh không chấp hành nội quy, thích làm ý mình, tỏ ra khiêu khích hơn.

Nền giáo dục đang có khuynh hướng “thương mại hóa” cao. Những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, lạm thu,… càng làm cho học sinh chán nản. Chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ giáo viên còn nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục trong nhà trường suy giảm nghiêm trọng. Điều này góp phần làm môi trường sư phạm xuống cấp. Đạo lý thầy trò suy thoái. Lối sống thiếu hoài bão, lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.

Chương trình giáo dục nặng nề, thiên về lý thuyết hơn thực hành. Điều đó, khiến học sinh càng học càng thấy khó, càng học càng thấy chán. Chế độ thi cử gây nhiều áp lực. Lại thêm tâm lí chạy đua thành tích trong học tập, khiến cho học sinh không còn hứng thú học tập. Học sinh cũng không say mê nghiên cứu hay sáng tạo. Học là để thi, để lên lớp, lấy bằng cấp mà thôi. Kéo theo đó, học sinh cũng không ý thức rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân. Xem đó chỉ là hình thức giao tiếp nhằm làm hài lòng người khác chứ không phải là văn hóa ứng xử.

Giải pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh hiện nay

Trước hết, xã hội cần xác định những giá trị đạo đức cho con người trong thời đại mới. Những chuẩn ấy phải rõ ràng, chuẩn mực và tiến bộ, phù hợp với thời đại.

Nền giáo dục phải tích cực thay đổi và bắt kịp với thời đại công nghệ. Chương trình giáo dục không nặng về lý thuyết. Lấy thực hành để giáo dục kĩ năng con người, tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Khi học sinh thích học, thấy việc học dễ dàng hơn sẽ ứng xử tốt hơn.

Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ giáo dục tri thức cùng với giáo dục nhân cách cho học sinh. Chương trình không cần nhiều nhưng phải hết sức sâu sắc, gần gũi, dễ tiếp thu và vận dụng.

Tăng cường tuyên dương những tấm gương tốt đẹp trong cuộc sống. Lấy đó làm mẫu mực khuyến khích học sinh noi theo.

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tiến bộ và giàu tình yêu thương. Lấy trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm làm nguyên tắc quản lí giáo dục.

Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và làm theo. Cần quyết liệt loại bỏ những cán bộ giáo viên suy thoái nhân cách, yếu kém năng lực ra khỏi hệ thống. Khuyến khích cán bộ giáo viên cống hiến sức mình vì sự tiến bộ của ngành giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục đất nước. Phát hiện và nâng đỡ những giáo viên có tài năng để họ có điều kiện cống hiến sức mình.

Một người thầy giỏi sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi. Một người thầy mẫu mực sẽ tạo ra nhiều thế hệ con người mẫu mực. Bởi thế, William A. Warrd đã nói rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.

Gia đình và xã hội phải chung tay cùng nhà trường giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong cho học sinh. Xã hội phải nghiêm khắc với những hành vi lệch chuẩn, đi ngược với thuần phong mỹ tục dân tộc. Xã hội cũng cần quyết liệt lên án những hành vi vô văn hóa, dung tục của giới trẻ. Tinh thần tập thể, cộng đồng chính là sức mạnh có thể điều hướng mọi hành vi sai lầm của con người theo hướng tích cực.

Mỗi bậc cha mẹ phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tác phong ứng xử. Bởi vì, con cái chịu ảnh hưởng và rèn luyện theo nếp sống gia đình. Văn hóa gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển nhân cách của con người.

Kết luận:

Như vậy, có thể thấy, ở học sinh hiện nay có sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại đã không được duy trì. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi.

Vì vậy, giữ vững đạo đức, văn hóa cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ là trách nhiệm của mỗi con người. Mỗi học sinh nên ý thức rằng rèn luyện đạo đức trong sáng, lành mạnh nghĩa là tiến bộ. Sống tốt đẹp và thành công nghĩa là yêu nước. Có làm được như vậy, mới tin tưởng rằng thế hệ học sinh hôm nay là tương lai của đất nước. Học sinh đủ sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm sau như Bác Hồ đã kì vọng.

Kim Tuyến
14 tháng 5 2018 lúc 13:31
Mở bài:

Đạo đức là vẻ đẹp đầu tiên của con người. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Thân bài: Khái niệm Đạo đức là gì?

Đạo là đạo lí, là những nguyên tắc ứng xử được xã hội quy định, quy ước và cam kết thực hiện. Đức là đức tính, là phẩm chất tốt đẹp của con người. Đạo đức có nghĩa là những đức tính tốt đẹp phù hợp với đạo lí làm người được xã hội quy định và tôn trọng.

Hiện trạng vấn đề đạo đức của học sinh trong trường học hiện nay

Có thể thấy, khi các nguyên tắc ứng xử trong xã hội cũ bị xóa bỏ, các chuẩn mực đạo đức chưa kịp hình thành làm cho một bộ phận giới trẻ lúng túng khi rèn luyện mình. Họ hoang mang không biết như thế nào là đúng, là phù hợp chuẩn mực. (Dàn ý đạo đức học sinh)

Một hiện trạng dễ thấy đó là đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái trầm trọng. Học sinh ngày càng trở nên thiếu lễ độ với người khác. Hiện tượng học sinh bỏ học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật,… trở nên phổ biến. Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động song không mang lại hiệu quả.

Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số học sinh vi phạm kĩ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh có xu hướng tăng cao. Giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

* Nguyên nhân suy thoái đạo đức học sinh trong trường học ngày nay

Tước hết là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn nhận thức của con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng, đề cao vật chất, xem thường đạo đức và các giá trị nhân văn. Áp lực công việc từ cuộc sống khiến cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và nhạn thức của mỗi học sinh.

Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất nước tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai vốn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức học sinh.

Chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân cách con người trong thời đại mới. Gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho con em. Ông bà, cha mẹ thiếu gương mẫu. Văn hóa gia đình không được đề cao.

Xã hội thiếu định hướng đúng đắn, thiếu nghiêm khắc với những hiện tượng lệch chuẩn, tha hóa nhân cách ở giới trẻ. Các hành vi lệch lạc, thiếu lễ độ không được nhắc nhở. Con người thờ ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị đem ra trêu đùa. Lối sống văn hóa chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa.

Nhà trước chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các luồng văn hóa. Sự chậm trễ ấy đã để cho những sản phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy, bạo lực, lệch lạc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh và giới trẻ, khiến họ bắt chước một cách mù quáng, sai lầm. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập xâu hơn vào nhà trường.

Hậu quả của hiện tượng suy thoái đạo đức của học sinh:

Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức truyền thống không còn được tôn trọng, đề cao. Kết quả học tập kém, chất lượng giáo dục suy giảm.

Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lý tưởng sống, sa đà vào tệ nạn xã hội. Gia đình lo lắng trước tình hình phát triển lệch chuẩn gia tăng của con em mình. Xã hội bất lực trước hiện tượng suy thoái dạo đức ở giới trẻ. Giá trị đạo đức trong xã hội xuống cấp trầm trọng.

Do suy thoái về đạo đức khiến của một số học sinh khiến cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt. Truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm.

Sự suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra theo chiều rộng mà còn cả ở chiều sâu. Học sinh hoang mang không biết như thế nào mới đúng chuẩn mực, đúng đạo lí. Sự bất thường ấy lại đáng lo ngại hơn khi mọi người đều cho rằng điều đó là bình thường.

Giải pháp khắc phục suy thoái đạo đức ở học sinh

Trước hết cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách nhân phẩm học sinh theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục phải đúng cách, đúng đối tượng. Giáo dục những gì cần thiết chứ không giáo dục tràn lan, kém hiệu quả.

Tăng cường kỉ luật trong nhà trường và ngoài xã hội. Nghiêm khắc với những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Giáo dục phải giúp học sinh nhận thức sai lầm và cải thiện bản thân mình. Kết hợp giáo dục và kỉ luật để dần định hình các giá trị đạo đức ở con người. Đến khi con người có thể tự giác rèn luyện mình thì giáo dục và kiện toàn các phẩm chất.

Đề cao các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và ngoài xã hội. Kiên quyết trấn áp, loại bỏ cái xấu, cái lệch lạc, sai lầm ra khỏi trường học và xã hội. Xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh và tiến bộ. Người lớn gương mẫu làm gương sáng cho học sinh noi theo. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội trong sạch, lành mạnh. Ở đó, mọi người được tôn trọng và yêu thương.

Tạo nhiều sân chơi bổ ích có tính giáo dục cao, thu hút học sinh tham gia. Xã hội phải giúp học sinh tìm thấy được ý nghĩa của các giá trị đạo đức truyền thống. Khi học sinh được quan tâm và tôn trọng sẽ tự rèn luyện mình theo chuẩn mực tốt đẹp.

Nhà nước quản lí chặt chẽ các trào lưu văn hóa lệch lạc. Cần kiên quyết laoij bỏ các văn hóa phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh. Tạo một môi trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn và tiến bộ.

Kết bài:

Một xã hội phát triển là một xã hội ở đó có nhiều người tốt, đạo đức được đề cao, con người sống bằng tình thương, lòng nhân ái. Dù có cứng rắn trong hành động giáo dục đạo đức, giúp học sinh tiến bộ song phải xuất phát từ tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha vì con người. Có làm được như vậy chúng ta mới tin rằng những học sinh hư hỏng sẽ nhận ra lỗi lầm, tự thay đổi mình. Khi các giá trị đạo đức đã định hình, học sinh sẽ tìm thấy động lực học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội.

鸳 秋 阮
Xem chi tiết
pham ngoc ha
Xem chi tiết