Hãy viết bài văn nghị luận để nêu rõ vì sao chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học tập .^~^
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: "Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập", em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: " Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập" chọn hệ thống luận điểm (1 ) vì:
+ Luận điểm có tính đúng đắn.
+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: "Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập", em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:
A. Hệ thống 1
B. Hệ thống 2
Văn nghị luận: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học???
(Giúp mink với nhak với lại xin mấy bạn đừng có mở bài bằng câu:" Theo vòng quay thời gian...." nhak)
Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm.
Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp.
Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt.
Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích
Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn
yahoo phải ko bạn
mink thấy cũng hay nhưng hơi ngắn
mà sao mink tick cho bạn mà nó ko hiện là sao????
Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn để giải đáp những thắc mắc nêu trên.
Tham khảo nha em:
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
hãy viết 1 bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiển quyết và nhanh tróng bài trừ như thuốc lá, cờ bạc... bổn phận là học sinh em phải làm j để phòng tránh tệ nạn xã hội
Hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ vì sao chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học tập?
Kiến thức của nhân loại là một đại dương mênh mông không có đáy, không ngừng thay đổi, biến động. Và sự nghiệp học của con người chưa bao giờ dừng lại để tìm tòi những thứ mới, biến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Thế nhưng, nếu chỉ để kiến thức nằm trên những trang giấy, đó sẽ chỉ là kiến thức chết. Chính vì thế, Học phải đi đôi với hành.
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.
Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.
Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cung cách làm việc ấy không còn phù hợp nữa.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành.
Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế.
Khi nói học đi đôi với hành là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ như hai chân của một con người, thiếu một chân thì con người chẳng thể đứng vững. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc.
Có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành. Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ.
Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.
Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với các ngành nghề, các môn kĩ thuật. Thật đáng tiếc cho những ai chỉ giỏi lí thuyết sách vở mà phải bó tay trước thực tiễn sinh động và phong phú hằng ngày của cuộc sống.
Học đi đôi với hành không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ là một cách học để nắm vững kiến thức mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải học để biết rồi bỏ đó. Rất nhiều học sinh đã được học những lời hay ý đẹp trong trường nhưng khi bước ra đời thì lại có những ngôn từ hành động không đẹp, thậm chí đáng chê trách. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở nên thật sự có ý nghĩa.
Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lí thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm, cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lí thuyết một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa.
Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn trong đời sống con người.
Quả thực, nếu học mà không có hành thì việc học chưa trọn vẹn. Lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì đó chỉ là lí thuyết suông. Không có hành, người học dường như chỉ nắm lí thuyết một cách máy móc, nửa vời, dẫn đến kết quả là những kiến thức đó sẽ trở nên mơ hồ, không chắc chắn.
Một thực tế đáng buồn là từ trước đến nay, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm lí e ngại, lười hoạt động. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.
Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.
hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ vì sao chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học tập?
- vì thay đổi phương pháp học tập cũng ít nhiều cải thiên việc học tập của chúng ta
-phải thay đổi phương pháp để phù hợp với thời đại
-khi áp dụng phương pháp mới cần phải có thời gian daì
ĐÓ LÀ Ý KIẾN CỦA TUI CÓ GÌ THÌ GÓP Ý NHA❤✿
Viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải và phải bài trừ : cờ bạc , ma túy ,...
refer
Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.
Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.
Thay vì cam chịu đứng nhìn, chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết, tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày, chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.
Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án lương tâm.
Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.
Tham khảo:
Khi xã hội của chúng ta ngày càng phát triển thì kéo theo sự phát triển đó là rất nhiều tệ nạn xã hội có thể làm ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức của các bạn trẻ chúng ta. Những người trẻ thường là những người ham học những cái mới, tính tình còn suy nghĩ chưa chín chắn sốc nổi nên thường thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Các bạn trẻ cũng thường dễ bị cám dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội khiến cho các bạn dần dần sa ngã tuột dốc và đánh mất đi tương lai của tươi đẹp của mình. Vì vậy chúng ta cần nói Không với các tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội không bao giờ loại trừ bất kỳ một ai nếu chúng ta không cương quyết tránh xa nó, không mạnh mẽ nói không với các tệ nạn xã hội, thì tới một lúc nào đó chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các loại tệ nạn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm có khả năng tàn phá sức khỏe và tâm hồn của các bạn trẻ một cách nhanh chóng và ghê gớm như ma túy, game online, các loại chất kích thích như cồn, thuốc lá, cờ bạc.. Những loại tệ nạn xã hội này đều đáng nguy hiểm và biến một con người khỏe mạnh trở thành nô lệ của nó. Biến một người học sinh chăm ngoan học giỏi, hiếu lễ với thầy cô trở thành một học trò cá biệt, nỗi đau trong lòng thầy cô cha mẹ…Khi một con người bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội thì thường đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Họ không còn được mọi người yêu mến, dần dần biến chất, từ một người trung thực ngay thẳng, hiền lành, chăm ngoan, họ dần dần biến thành một kẻ gian dối, thường xuyên lừa dối bạn bè thầy cô, cha mẹ của mình. Khi họ đã dính vào các tệ nạn xã hội thì thường bê trễ học hành, và nhu cầu về tiền bạc tăng cao. Lúc đầu để có tiền họ sẽ nói dối cha mẹ để xin tiền, sau nữa họ bắt đầu vay mượn bạn bè của mình, rồi để có tiền đáp ứng cho những thói hư tật xấu của mình, đáp ứng cho nhu cầu của các tệ nạn xã hội họ có thể ăn cắp, ăn trộm trở thành những con người đáng sợ trong xã hội.
Sức mạnh của tệ nạn xã hội là vô cùng lớn nó hủy hoại tâm hồn, nhân cách, sức khỏe, tương lai của một con người. Khi một người đã dính vào các tệ nạn xã hội thường con người đó không còn giữ được sự tôn nghiêm của mình nữa. Họ trở thành một thành phần đáng sợ bị xã hội lên án và xa lánh. Họ trở thành một phần tử làm nhiễu loạn cuộc sống bình yên của những người dân lương thiện. Tất cả các loại tệ nạn xã hội đều nguy hiểm và có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ. Khi là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là thế hệ trụ cột của tương lai, là những chủ nhân mai sau của đất nước ta, thì chúng ta cần phải nói không với các tệ nạn xã hội. Hãy tránh xa sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, không để cho các thành phần xấu lôi kéo mình vào con đường sai trái. Bởi khi đã sa chân vào dù chỉ một lần bạn muốn rút chân ra cũng khó. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải tỉnh táo để làm chủ tương lai, làm chủ vận mệnh và cuộc sống của chính mình.
Mỗi chúng ta hãy phát huy vai trò bản lĩnh của mình để không bao giờ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội mà mỗi người dân đều sống lành mạnh, sống có ích cho xã hội và nói không với các tệ nạn xã hội. Muốn xây dựng một cuộc sống như vậy mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ tác hại của tệ nạn xã hội và thái độ tự phòng tránh miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội không nên để cho các thói hư tật xấu mua chuộc lôi kéo mình.
Bên cạnh đó gia đình nhà trường cần phải có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho học sinh của mình thấy rõ được tác hại của các tệ nạn xã hội để các bạn học sinh tự ý thức được và tránh xa nó. Trong thực tiễn cuộc sống nhiều gia đình đã vô cùng ngỡ ngàng đau xót khi thấy con em mình rơi vào các tệ nạn xã hội, và phạm tội vô cùng nguy hiểm. Nhưng họ không bao giờ ngờ được rằng con em mình lại có thể hành động như vậy, điều đó cho thấy sự quan tâm theo dõi bám sát tâm lý của con trẻ của các bậc phụ huynh chưa thật sự tốt. Họ luôn để con em mình tự phát triển và chỉ mải mê chạy theo cuộc sống mưu sinh mặc con mình muốn làm gì thì làm, chỉ tới khi xảy ra chuyện thì họ mới ngỡ ngàng hối hận thì đã muộn màng.
Chúng ta đừng để tình trạng khi đã mất bò mới lo làm chuồng. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức với cuộc sống của mình, hãy cương quyết nói không với các tệ nạn xã hội và tuyệt đối tránh xa chúng để xây dựng một tương lai lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
Nói không với TỆ NẠN XÃ HỘI
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà gia tăng. Ở cuộc sống hiện đại, con người ngày càng áp lực: áp lực về công việc, áp lực về tình cảm, áp lực về cuộc sống.... Điều đó dẫn đến dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Chỉ trong một phút chốc ngắn ngủi thôi cũng đủ để khiến con người không thể quay đầu lại được, làm mất đi cả một cuộc đời tươi đẹp mà họ đã từng có. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần phải biết nói không với các tệ nạn xã hội, để có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Viết một đoạn văn nghị luận giải thích: Vì sao chúng ta cần học tập có kĩ năng hơn