Lê Thảo
mk viết 1 bài văn tả quang cảnh trường em lúc tan học được chưaÔng mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi,chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng.Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.Cả ngôi trường chìm trong cái tĩnh lặng, đâu đó vang vọng tiếng đọc bài của học sinh, tiếng giảng trầm ấm của thầy cô hay tiếng gió chơi đùa cùng tán lá, tiếng lá khô xào xạc nơi góc sân trường. Tùng... Tùng... Tùng... Tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu đã kết thúc...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Minh Đặng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 8 2023 lúc 18:33

Gợi một số ý nha:^

- Giới thiệu đoạn thơ trên từ nhận định văn học hoặc tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ dẫn dắt vào đoạn.

- Nội dung thơ: Vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên cùng với cảm xúc và tư tưởng của bài thơ thể hiện tinh tế để người đọc dễ dàng cảm nhận.

- Bầu trời rộng thênh thang: sử dụng từ láy "thênh thang" gợi sức rộng của khoảng bầu trời xanh bao la cùng cái đẹp của ngôn từ.

- Là căn nhà của gió: phép liên tưởng gợi sự bao quát của bầu trời với gió tạo nên sự gắn bó, liên kết hay.

- Chân trời như cửa ngõ: biện pháp tu từ so sánh làm giàu giá trị hình ảnh tự nhiên "chân trời" gần gũi hơn với "cửa ngõ" của mọi nhà.

- Thả sức gió đi về: biện pháp tu từ nhân hóa làm hình ảnh ngọn gió trở nên sinh động, gợi hồn con người vào gió làm tăng nên tính gợi cảm cho câu thơ "thả sức" thoải mái.

- Nghe lá cây rầm rì: tác giả dùng thính giác cảm nhận âm thanh của thiên nhiên qua từ láy gợi vẻ nói chuyện nhỏ "rì rầm"

=> Nhà thơ không chỉ cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên bằng mắt thường mà còn bằng cảnh thính giác để thể hiện rõ chiều sâu, chiều cao của bức tranh đẹp ấy.

- Ấy là khi gió hát: sự gắn bó mật thiết giữa gió và lá cây, liên tưởng nên ngọn gió mượn tiếng rì rầm giữa những chiếc lá mà cất nên giọng hát của mình.

=> Phép nhân hóa làm câu thơ thêm tính biểu cảm hơn đến đọc giả.

- Mặt biển sóng lao xao: cảnh biển được miêu tả nghệ thuật bằng từ láy "lao xao" thể hiện hình ảnh sinh động, rộn rã của biển.

=> Sóng biển luôn không ngừng nghỉ tạo vẻ đẹp, sức hút cho biển.

- Là gió đang dạo nhạc: thêm lần nữa nhà thơ dùng biện pháp tu từ nhân hóa ngọn gió khi trước cất tiếng hạt, khi đây dạo một bản nhạc hay.

=> Câu thơ không chỉ gợi vẻ đẹp mà còn gợi cho người đọc âm thanh hay.

=> Sự nhân hóa làm gió trở nên sinh động, tạo hình ảnh đặc sắc gần gũi thân thiết với con người hơn.

=> Thiên nhiên cũng có tâm hồn, sức sống và dòng chảy nghệ thuật.

- Những ngày hè oi bức: thể hiện thời gian cho câu thơ nhằm gợi tiếp ý tác giả muốn diễn đạt suy nghĩ của mình.

- Cứ tưởng gió đi đâu: diễn đạt chân thật suy nghĩ của tác giả về hình ảnh của gió, vắng bóng khi hè mang cái năng lượng nóng đến.

- Gió nép vào vành nón: nhân hóa gió "né" vào những vật dụng thân quen với con người.

=> Hình ảnh độc đáo, nghệ thuật.

- Quạt dịu trưa ve sầu: gợi tả hình ảnh những buổi trưa nắng đôi lúc có ngọn gió thổi qua mát mẻ làm dịu đi cái nắng nực mỏi mệt của con người.

- "Gió còn lượn lên cao: 

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa rào

Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trắng

Gió đẩy cánh buồm đi": lợi ích của ngọn gió - gió rất chăm chỉ làm việc giúp thiên nhiên và sự mưu sinh làm ăn của con người.

=> Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc với bao người.

- Gió chẳng bao giờ mệt!: nhân hóa gió giống với kiểu người luôn cần mẫn siêng năng làm việc suốt ngày không thấy nghỉ ngơi.

- "Nhưng đố ai biết được

Hình dáng gió thế nào": câu hỏi tu từ gợi nên sự bồi hồi trong tim đọc giả về sự thân thuộc của gió nhưng chẳng ai biết hình ảnh gió ra sao.

+ ẩn dụ đến những con người lặng thầm cống hiến cho công việc chung, giúp đỡ mọi người xung quanh.

- Khẳng định lại vẻ đẹp ngôn từ và nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Bình luận (0)
Minh Đặng
Xem chi tiết
Lưu Lê Minh Hạ
Xem chi tiết
Đào Mai Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Dũng
15 tháng 5 2020 lúc 15:21

mình viết nha, có chỗ nào sai sót thì nói cho mình 

“Ô, nắng kìa! Các bạn ơi, hãy lại đây núp dưới những vòng tay mát rượi của tôi đi!”. Dường như đó là tiếng gọi thầm của cây bàng ở giữa sân trường mà chúng tôi thường nghe thấy vào mỗi giờ ra chơi.

Cây bàng cao lắm, ngọn nó cao hơn mái ngói lớp em. Thân nó to đến nỗi hai đứa chúng em ôm không xuể. Cũng chẳng biết vì sao, mình nó đầy những u bướu xù xì. Trên lớp vỏ màu nâu sẫm, những mảng vỏ già đã lốm đốm bong ra, để lộ một lớp vỏ mới màu nâu tươi. Tán lá bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau hơn cả mét. Cành bàng chĩa ngang, đan xen nhau tạo thành vòng tròn quanh thân.

Lá nó to gần bằng cái quạt, xanh mướt, mềm mại, đan xen vào nhau như có một bàn tay vồ hình nào đó xếp đặt. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô lớn nhiều tầng. Dưới tán lá ấy, ánh nắng mặt trời gần như không sao lọt xuống được. Cây bàng toả bóng rợp cả một khoảng đất rộng che mát cho chúng em.

Vào những ngày nắng hạ oi nồng, dưới gốc bàng, lốm đốm những chấm nắng vàng tươi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, tán lá rì rào, xào xạc như đang trò chuyện với nhau. Còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè vui chơi dưới gốc bàng râm mát này. Cái nóng mùa hè được xua tan và gương mặt trẻ thơ chúng em lại rạng lên một niềm vui mới. Trong từng tán lá kia, tiếng những chú chim sâu lích rích, lích rích hoà cùng tiếng cười đùa của chúng em tạo nên một âm thanh quá là trong trẻo.

Đứng dưới gốc bàng nhìn lên, từng kẽ lá thấy xuất hiện những cánh sao nhỏ li ti màu vàng nhạt. Thì ra đó chính là hoa bàng. Hương của nó thơm dìu dịu. Để rồi một thời gian sau, nó cho những chùm quả hình thoi xanh xanh lẫn trong tán lá. Đám học trò chả dễ gì quên được mùi thơm hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt của trái bàng chín vàng, cùng vị vừa bùi vừa ngậy của nhân bàng.

Em rất yêu thích cây bàng này. Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò đang ngày ngày được chúng em gửi vào những tán lá bàng. Cây như người bạn tốt bụng của tất cả chúng em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đào Mai Chi
15 tháng 5 2020 lúc 18:36

Cảm ơn bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
72 chào cc :)
Xem chi tiết
Cao ngocduy Cao
24 tháng 5 2022 lúc 18:23

Ko cop mạng sao lm đc :))

Bình luận (3)
(:!Tổng Phước Ru!:)
24 tháng 5 2022 lúc 18:28

Mở bài

Sáng nay, em đã đến trường từ rất sớm. Bởi vì em rất tò mò và muốn được ngắm toàn vẹn khung cảnh của trường từ lúc mặt trời vừa mới tỉnh giấc

Kết bài

Khi tiếng trống vang lên là lúc báo hiệu hết giờ học, các lớp sẽ ùa ra sân, khung cảnh đó thật quen thuộc và cũng là khoảng khắc các học sinh đợi chờ sau những giây phút căng thẳng

Bình luận (0)
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
24 tháng 5 2022 lúc 18:36

undefined

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2018 lúc 7:54

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Bình luận (0)
Fudo
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
23 tháng 5 2018 lúc 21:41

theo mình bài 2 hay hơn tại nó dài, nhiều chi tiết và miêu tả cụ thể, rõ ràng hơn

CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ^.^

Bình luận (0)
winner is me
22 tháng 7 2018 lúc 13:59

2 nha bn

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh
10 tháng 11 2021 lúc 16:11

2 á

 

Bình luận (0)
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
7 tháng 12 2016 lúc 23:31

cháy thật

ko cười ko phải con người

Bình luận (0)
Thạch Bùi Việt Hà
9 tháng 12 2016 lúc 13:09

haha

Bình luận (0)
chau diem hanh
1 tháng 3 2018 lúc 14:58

Hay vcl

Bình luận (0)
Phạm Thảo Vân 2009
Xem chi tiết
TRƯƠNG THIỆN VƯƠNG
18 tháng 10 2019 lúc 21:32

a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước.                                                                                                                                                                                                              b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian                                                                                                                                    c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác ,                                                                                                                                                                  d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa                                                                                                                                                                        e, bạn tự làm nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Quyên
15 tháng 10 2023 lúc 16:16

a) 

 Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài) 

 Nội dung từng phần: 

+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa 

+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ) 

+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ

b) 

 Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian: 

+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)

c) 

 Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)

 Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.

d)

 Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là: 

 So sánh: 

+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.

++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.

 Nhân hoá: 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

#ngocquyen

Chúc bạn học tốt ạ

Tick cho mình nhé

  
Bình luận (0)