Những câu hỏi liên quan
Min Gấu
Xem chi tiết
Thu Hằng
Xem chi tiết
Thu Hằng
3 tháng 8 2021 lúc 15:16

mn giúp e với ạ

 

Bình luận (0)
nthv_.
3 tháng 8 2021 lúc 15:22

Tham khảo:

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù nàng bị chính chồng mình (câu bị động) - là nguyên nhân gây ra cái chết co nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

  P/S: câu ghép mik ko bt lm nha!

Bình luận (1)
phuong linh
27 tháng 10 2023 lúc 21:25

Vũ Nương là nhân vật chính trong tác phẩm"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người đẹp người đẹp nết, yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về mà không cần lập công danh ( câu ghép).Khi chồng đi lính, nàng ở nhà chăm mẹ già con nhỏ, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận và bà cũng đánh giá cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình :"xanh kia quyết chẳng phụ con,cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì muốn bé Đản có đủ tình cảm gia đình nên đã chỉ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. từ đó gây nỗi oan ức cho nàng.Để giải oan cho mình, nàng đã gieo mình xuống dòng sông Hà Giảng để chứng minh lòng trong sạch 3 năm chờ Trương Sinh trung thuỷ không trai gái phấn son. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù nàng bị chính chồng mình (câu bị động) - là nguyên nhân gây ra cái chết co nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh

Bình luận (0)
Thùy Linh
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 19:18

Em tham khảo nhé:

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI trong thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Vậy nên ông hiểu sâu sắc về đời sống của nhân dân. Nói đến ông, người ta nghĩ đến ” Truyền Kỳ Mạn Lục” một thiên cổ kì bút của ngàn đời. Trong đó ” chuyện người con gái Nam Xương” là một trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng thật vậy, xuyên suốt cả tác phẩm người đọc dường như cảm nhận được trái tim nhân đạo của Nguyễn Dữ về cuộc sống đau khổ, số phận bất hạnh của người dân đặc biệt là người phụ nữ. Đến với truyện, ta thấy tác giả đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua hình ảnh của Vũ Nương. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là ” con kẻ khó” đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo ( tam tòng, tứ giống), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để ” mặc ấm phong hầu” mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình ” thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu… Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái ” thú vui nghi gia nghi thất”. Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong “truyện người con gái Nam Xương”

 

Có thể nói, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đức hạnh cao đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch của nàng bấy nhiêu, đau đớn thay cho Vũ Nương – một con người đức hạnh với tính cách cao đẹp, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng đáng với sự hi sinh của nàng, nhưng không nàng bị rơi vào bi kịch của cuộc đời, chờ chồng đằng đẵng ba năm, khi chồng về tưởng rằng cánh cửa hạnh phúc đang mỉm cười với nàng thì chưa một ngày vui sóng gió đã nổi lên chỉ vì một duyên cớ vu vơ. Hỡi ơi, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa trẻ, mà Trương Sinh – chồng nàng đã đẩy nàng vào ngõ cụt ” thế ra ông cũng là ba tôi ư? ông lại biết nói không như ba tôi trước kia chỉ nín thin thít, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” một thông tin thật mật mờ, đáng nhẽ ra phải suy nghĩ nhưng với chồng nàng, một kẻ vô học lại tin lời con trẻ. Khi bị oan Vũ Nương hết lời thanh minh với chồng để cởi mở mối nghi ngờ, họ hàng làng xóm hiểu được nỗi oan của nàng, căn ngăn nhưng không được, đến cả lời than khóc xót xa tột cùng của Vũ Nương ” nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió khóc tuyết bông hoa rụng cuống kêu xuân, cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, một con người trong trắng như Vũ Nương, nhân phẩm lại bị xúc phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Qua đây, chuyện nói lên bi kịch của cuộc đời nàng là bi kịch cho cái đẹp phũ phàng, theo quan niệm ” hồng nhan đa truân” đọc đến đây độc giả phải dừng lại xót thương cho số phận đáng thương của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, với lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ không muốn một con người trong sạch cao đẹp như Vũ Nương phải chết oan khuất, bằng sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để diễn tả Vũ Nương trở về để rửa sạch nỗi oan giữ thanh thiên bạch nhật với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa ” Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng sông, theo sau đó là năm mươi cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nhưng nàng được miêu tả khác với nàng tiên siêu thực, tuy sống dưới thủy cung nhưng nàng luôn khát khao hạnh phúc nơi trần thế và ngậm ngùi xót xa khi phải nói lời vĩnh biệt ” thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa” Chao ôi! ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Thông qua hình tượng Vũ Nương và yếu tố kỳ ảo trong truyện tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp ý nghĩa nơi người đọc: Hạnh phúc gia đình rất mong manh, rất dễ vỡ, nếu không biết giữ gìn, trân trọng thì khó có thể hàn gắn lại được. Và chắc chắn bức thông điệp này sẽ mãi khắc sâu trong lòng bạn đọc ở mọi thế hệ.

 

Không những thế, đau đớn trước bi kịch của người dân, Nguyễn Dữ càng lên án tố cáo mạnh mẽ thế lực tàn ác đã chà đạp lên khát vọng của con người, tố cáo một xã hội phong kiến bất công với những hủ tục phi nghĩa:” trọng nam khinh nữ”, ” đạo tòng phu” đã khinh rẻ, vùi dập phẩm chất của người phụ nữ, gây ra bao đau thương cho con người, đồng thời, Nguyễn Dữ còn lên án thế lực đồng tiền bạc ác trong xã hội: Trương Sinh, kẻ vô học một lúc bỏ ra trăm lượng vàng để cưới Vũ Nương về. Hạnh phúc đánh đổi từ tiền bạc chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Thời kỳ này, đạo lý đã bị suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc đỏ tình nghĩa con người.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp một thời đại ông- xã hội phong kiến Việt nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả đã gây dựng lên trang văn chứa chan tinh thần nhân đạo.

Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ.

Bình luận (1)
Trần Quốc  Tuấn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Trung	Hiếu
25 tháng 9 2021 lúc 22:30
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hồng ánh
Xem chi tiết
gfffffffh
5 tháng 2 2022 lúc 20:11

gfvfvfvfvfvfvfv555

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Xuân Vũ
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
9_03.45.Nguyễn Tường Vy
Xem chi tiết
linh phạm
12 tháng 11 2021 lúc 21:50

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

Bình luận (0)