Những câu hỏi liên quan
vũ thị hiền thơ
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
24 tháng 4 2021 lúc 10:33

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

2 VÌ TỔ TIÊN TA RẤT YÊU NƯỚC VÀ CĂM HẬN CHÚNG 

Bình luận (0)
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
vũ việt anh
2 tháng 4 2020 lúc 18:26

bạn ơi bạn nhầm môn rồi nha bạn đây là môn lịch sử nha bạn còn bạn muốn được hỏi câu hỏi của nhiều môn thì bạn vô hoc 24.vn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quìn
31 tháng 3 2017 lúc 16:57

a, Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.

b, Sau hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,...

Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
Bình luận (0)
Lê Thái Khả Hân
31 tháng 3 2017 lúc 17:55

- Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
- Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
31 tháng 3 2017 lúc 20:05

a)Về kinh tế:

Nghề sắt vẫn phát triển.

Trong nông nghiệp,nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò,1 năm trồng 2 vụ lúa,biết làm thủy lợi.

Nghề thủ công vẫn phát triển:nghề gốm,dệt vải.

Giao lưu buôn bán mở rộng.

Về văn hóa:

Chữ Hán và đạo Phật,đạo Nho,đạo Lão được truyền vào nước ta.

Bên cạnh đó,nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên và nếp sống riêng với phong tục cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (4)
vũ thị hiền thơ
Xem chi tiết
ツ꓄ớ ꒒à Đạ꓄☆ᴾᴿᴼシ
11 tháng 4 2021 lúc 18:04

1.Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

2. 

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

3. 

Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

4. 

* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

5. 

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

6. 

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình: rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài;

- Khí hậu: hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

* Dấu tích:

- Vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.

- Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

Răng của Người tối cổ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn) và Rìu đá Núi Đọ (Thanh Hóa)

7. người tinh khôn: cao hơn, hộp sọ to hơn, bước đi thẳng, tay linh hoạt, không có lông, sống chỉ vài nhóm nhỏ, làm ra công cụ đẹp hơn. 

người tối cổ: thấp, hộp sọ nhỏ, bước đi nghiêng về phía trước, tay chưa được linh hoạt, có nhiều lông, sống theo bầy đàn, làm ra công cụ bằng đá chưa được sắc  đẹp.

8. 

* Bảng các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

 

Thời gian

Địa điểm

Công cụ sản xuất

Người tối cổ

Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.

Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn

Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.

 

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Rìu đá, rìu có vai.

 9. - Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

10. 

 Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại bao gồm:- Ở phương Đông: quý tộc, nông dân công  và nô lệ.- Ở phương Tây: chủ nô và nô lệ.  
Bình luận (0)
ツ꓄ớ ꒒à Đạ꓄☆ᴾᴿᴼシ
11 tháng 4 2021 lúc 18:07

11. 

Các loại nhà nước thời cổ đại gồm:

- Ở phương Đông: nhà nước quân chủ chuyên chế do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành cả về vương quyền và thần quyền.

- Ở phương Tây: nhà nước dân chủ chủ nô, người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định.

12. 

* Bảng những thành tựu văn hóa thời cổ đại (phương Đông và phương Tây)

 

Phương Đông

Phương Tây

Về chữ viết, chữ số

- Tạo ra chữ tượng hình.

- Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Hệ chữ cái a, b, c.

Về các khoa học

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian.

 

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch).

- Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …

- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...

Về các công trình nghệ thuật

Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,..

13. 

Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc:

- Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

- Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

- Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

- Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.

Bình luận (0)
vu my
Xem chi tiết
Trương Nhật Quang
10 tháng 3 2019 lúc 9:22

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Đức
Xem chi tiết
T.Ps
4 tháng 5 2019 lúc 7:52

#)Giải :

   Những chuyển biến văn hóa của nước ta từ thế kỉ I - VI :

          - Xuất hiện các trường dạy chữ Hán

          - Nho giáo, phật giáo và đạo giáo được truyền bá

          - Những phong tục tập quán người Hán được du nhập 

        #~Will~be~Pens~#

Bình luận (0)
Hoàng thúy hiền
Xem chi tiết
Ducanhdeptraibodoi
29 tháng 4 2019 lúc 16:18

Câu 1:

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 2:

- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

- Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

Bình luận (0)
Ngô Thị Kiều Uyên
8 tháng 3 2022 lúc 14:52

Câu 1:

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 2:

- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

- Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

Bình luận (0)
Minh Châu
Xem chi tiết
Ducanhdeptraibodoi
28 tháng 4 2019 lúc 11:18

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Bình luận (0)
Bùi Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
25 tháng 3 2016 lúc 10:09

Link Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 28, Bài 25: Ôn tập chương III - Bài Giảng Điện Tử

Bình luận (0)